Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Công cụ định giá tên miền (domain)

Sau khi ngắm trước cho mình một domain mà bạn cho rầng có triển vọng, chắc trong đầu bạn thường nghĩ đên những đồng USD mà mình sẽ thu về khi đăng giá bán. Nhưng giá thế nào mới hợp lý? Bạn hãy định giá sơ bộ tên miền của mình với những công cụ miễn phí sau:



Định giá tên miền

1. Estibot

Đây là trang web định giá tên miền uy tín số 1 thế giới hiện nay. Nó sẽ hiển thị gần như tất cả những thông tin liên quan cũng như lượng tìm kiếm/tháng, lượng search từ khóa chính xác/tháng (exact keyword). Ngoài ra còn có thêm lược sử giao dịch 1 số tên miền tương tự (bao gôm tên miền, ngày giao dịch, giá giao dịch,..). Nhược điểm của trang web này là chỉ cho định giá miễn phí 2 tên miền/ngày.

2. Valuate

Trang web này có thể nói định giá gần như giống hệt estibot (không biết có họ hàng gì không), cũng hiển thị nhiều thông tin liên quan như estibot nhưng không có lược sử giao dịch tên miền gần giống tên miền của bạn. Được cái là, bạn có thể định giá 5 tên miền miễn phí/ngày.

3. Domainparking

Trang web này trước đây chỉ cho định giá miễn phí 2 lần/ngày, có vẻ gần đây đã được cải thiện nhiều hơn. Trang web này cung cấp 1 bản báo cáo định giá qua mail, nhìn rất chuyên nghiệp. Nói vậy là bởi bản báo cáo đó nó gửi qua mail lúc kick vào hiện ra nhìn đẹp như 1 chứng chỉ chứng nhận điều gì đó (nghe nghiệm trọng thật ^^). Trang này cung cấp số liệu cung rất chính xác, duy chỉ có điều cái giá đưa ra hơi bị nịnh, tức là chỉ cần tên miền từ khóa có nghĩa, ngành nghề hot 1 tí là sẽ được định giá khá cao. Cái này bạn phải chú ý điều chỉnh, đừng sướng quá khi thấy tên miền của mình có giá vài ngàn USD.

Kiểm tra tuổi tên miền

Bạn đừng nghĩ chuẩn bị mua tên miền đăng ký mới làm gì có tuổi. Thức ra không nhất thiết là vậy, có một số công cụ giúp ta biết được tuổi domain, vì nhiều người trước đây dùng làm website sau không dùng thì để drop thôi, đâu phải ai cũng là nhà đầu tư tên miền mà để ý giá trị của tuổi tên miền.

Tuổi tên miền là một yếu tố khá quan trọng đến giá của 1 tên miền, tuy nội dung mới là quan trong nhất trong hệ thống tìm kiếm nhưng cùng 1 khoảng thòi gian để xây dựng 1 website, thì website có tên miền cao tuổi sẽ mất ít thời gian để SEO hơn là một tên miền mới toe.

Bạn có thể tham khảo công cụ kiểm tra tuổi tên miền (tương đối chính xác) của 2 trang web sau:
Webconfs và SeoMastering: Cả 2 trang này đều hỗ trợ rất nhiều công cụ miễn phí cho các website, nhưng với giới đầu tư tên miền, thì 2 công cụ quan trọng nhất là Domain Age Checker (Kiểm tra tuổi tên miền, và Sites Stats Checker (phân tích tên miền, lượng backlink nếu có trong quá khứ,..). Cả 2 trang web trên đều có 2 công cụ này.

P/S: Tất cả công cụ chỉ là tương đối, tên miền là một hàng hóa cảm tính, nó sẽ có giá trị với người cần, và là con số 0 với rất nhiều người. Vì vậy các bạn dùng công cụ và phải kết hợp tham khảo thị trường + kinh nghiệm bản thân để có được sự đầu tư tốt nhất.

Có nên mua tên miền (domain) giá rẻ?

 Có nên mua domain giá rẻ ? Bản chất domain, tên miền giá rẻ như thế nào? Mua domain, tên miền giá rẻ ở đâu uy tín đảm bảo.



TÊN MIỀN GIÁ RẺ


Hiện nay domain (tên miền) giá rẻ có dấu hiệu xuất hiện tràn lan trên thị trường với số lượng lớn, hầu hết đều là domain quốc tế (.com ; .net ; .info….). Với giá tên miền chỉ một vài dollar là đã có thể sở hữu ngay một domain quốc tế. Vậy thực chất các domain giá rẻ này ở đâu ra ? Nó có thực sự an toàn cho người dùng ko ?

Thực tế, các domain quốc tế giá rẻ này thông thường được các cá nhân mua bằng thẻ tín dụng "ăn trộm", lợi dụng hỗ hổng bảo mật thanh toán online của một vài nhà cung cấp domain nước ngoài để mua domain với chi phí gần như bằng 0. Sau đó bán lại cho những những người dùng ham giá rẻ tại Việt Nam. Khi nhà cung cấp domain phát hiện ra, lập tức domain sẽ bị thu hồi, rất khó để có thể lấy lại domain đó. Vì giao dịch mua bán domain giá rẻ này thường thì thông tin người mua không chính xác nên dù bạn có muốn thanh toán lại bằng tiền thật cũng không thể. Cách duy nhất để có thể lấy lại domain này đó là chờ cho nhà cung cấp đó hủy bỏ toàn bộ giao dịch và “giải phóng” domain đấy, trở về trạng trái chưa được ai đăng ký. Khi đó bạn có thể đăng ký domain đó lại từ đầu. Thời gian có thể từ 3 đến 6 tháng hoặc lâu hơn. Vì vậy việc sử dụng domain giá rẻ của những cá nhân rao bán trên mạng interetnet là hoàn toàn không nên. Hiện nay, để sở hữu một tên miền quốc tế hay quốc gia thì phí đăng ký tên miền thường không dưới 200.000 vnđ/năm, nếu phí đăng ký này rẻ hơn quá 20% bạn nên đề phòng với những giao dịch này.

Thay vì việc tìm kiếm những domain giá rẻ từ những cá nhân, đơn vị không chính thống, tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm bị mất domain đó. Bạn hãy tìm đến những nhà cung cấp uy tín của Việt Nam. Chênh lệch về giá không nhiều nhưng bạn có thể hoàn toàn tin tưởng về chất lượng cũng như độ đảm bảo cho domain của bạn.

Không login tên miền (domain) được.

Nhiều người dùng hiện nay thường tiến hành dang ky ten mien tại các nhà cung cấp dịch vụ và sau đó kích hoạt chúng, tuy nhiên, thế nhưng khi về nhà các bạn lại không thể nào đăng nhập tài khoản của mình vào tên miền để quản lý chúng. Vậy thì domain của các bạn đã bị lỗi gì và cách nào là tốt nhất để khắc phục chúng? Chắc hẳn có nhiều bạn khi gặp phải tình huống này điều sẽ lên mạng Google để tìm kiếm lời giải đáp cho mình, nhưng các bạn hãy nhớ rằng không phải các cách được chỉ dẫn trên mạng điều đúng để các bạn làm theo. Cho nên, hãy lắng nghe ý kiến chuyên gia của chúng tôi trong trường hợp này nhé.



– Trong trường hợp các bạn đã đăng ký tên miền và join vào domain của tài khoản admin thì điều này có nghĩa là trong quá trình khởi tạo user của các bạn đã phát sinh vấn đề ( vấn đề ở đây có thể là sai mật khẩu hoặc tên tài khoản) để tránh phức tạp các bạn có thể vào Group Policy Config và tiến hành join lại, sau đó hãy tạo cho mình 1 pass và user khác để đăng nhập vào domain.

– Trong những trường hợp đã đăng ký tên miền nhưng không vào được domain khi đăng nhập, các bạn hãy thử bằng cách tắt firewall ở trong service.msg đi. Cách thứ 2 đó là vào phần Local Security Settings > Users Right Assignment để điều chỉnh lại quyền đăng nhập cho domian Allow log on locally và hãy thử đăng nhập lại quyền u1 để kiểm tra. Cách cuối cùng là các bạn Local Security Settings > Security option > Network Access, click vào Share and security và bỏ đi mục Guest Only để điều chỉnh lại thành Classic Local Users.

– Nhưng trong các trường hợp không đăng nhập được vào tài khoản domain thì nguyên nhân chính là lớn nhất, có khả năng phạm phải nhiều nhất đó chính là các bạn đã đánh sai password, nhất là đối với nhiều người thường sử dụng bảng mã Vietkey thì việc đánh sai pass là một chuyện thường xuyên gặp, cho nên trong quá trình khởi tạo pass thì các bạn nên tắt vietkey để có thể đánh chính xác mật khẩu, để không quá vất vả trong những trường hợp như thế này.

– Trong trường hợp các bạn đã thử mọi cách nhưng vẫn không thể đăng nhập được vào domain thì cách tốt nhất và đỡ “hại não” nhất đó chính là các bạn hãy liên hệ với dịch vụ đăng ký tên miền cho quý khách để được hỗ trợ tốt nhất về mặt kỹ thuật và không phải mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu và khác phục.

Tên miền (domain) miễn phí và những điều cần biết!

Với việc cung cấp tên miền miễn phí cho người sử dụng để quý khách hàng có thể test chất lượng trước khi quyết định mua một tên miền đẹp để có thể duy trì cho website của mình đó chính là một trong những chiến lược kinh doanh của công ty của chúng tôi để giúp quý khách có được những sự nhìn nhận đúng đắn cũng như chất lượng và hiệu quả của những tên miền này đem lại cho quý khách hàng. Chính vì thế mà trong bài viết này công ty  của chúng tôi sẽ giúp các bạn có thể đăng ký tên miền miễn phí một cách nhanh chóng nhất.



Trên thị trường hiện nay có 2 loại tên miền chính đó là tên miền quốc tế ( với đuôi.com, .net hoặc .org ) và tên miền Việt Nam ( với đuôi.vn, gov.vn hoặc .net.vn ,…. ), thế nhưng để có thể test website trước khi chạy web chính, thông thường các bạn sẽ sử dụng những tên miền miễn phí như .tk hoặc co.cc.

Có một số nguyên tắc mà các bạn sẽ cần phải nắm khi đăng ký tên miền đó chính là :


-Tên miền của bạn không được dài quá 63 ký tự trong đó bao gồm luôn cả những đuôi . net, .org ,…

-Tên miền của bạn sẽ phải là những ký tự có trong bảng chữ cái cũng như các số có giới hạn từ 0 đến 9 cùng theo dấu trừ.

-Những khoảng trắng hay bất kỳ một ký tự đặc biệt nào ở trong tên miền cũng được xem là không hợp lệ và các bạn sẽ cần phải thay đổi chúng.

-Các bạn sẽ không được phép bắt đầu cũng như việc kết thúc tên miền bằng dấu trừ, điều này là không hợp lệ.

-Nên chọn những tên miền càng dễ nhớ càng tốt cũng như hạn chế được những trường hợp viết sai tên miền hay những trường hợp nhầm lẫn khác có thể xảy ra.

-Nên chú ý rằng trong quá trình đặt tên miền thì tên miền đó phải liên quan đến hoạt động hoặc chủ thẻ của doanh nghiệp để có thể nhận biết một cách chính xác nhất.

-Tên miền của bạn phải được xây dựng tên nền tảng đó chính là mục tiêu của khách hàng cũng như đem đến hiệu quả thiết thực nhất.

Chính vì vậy, nếu như trong quá trình đăng ký tên miền miễn phí cho doanh nghiệp của mình gặp một số khó khăn cũng như trở ngại nào đó, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với những chuyên gia của công ty chúng tôi để được tư vấn cũng như hưỡng dẫn cách đặt tên miền chính xác và nhanh chóng nhất. Với ưu thế là một công ty chuyên về phần mềm và mạng, chúng tôi sẽ đem đến cho quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

Phải làm gì khi tên miền (domain) không hoạt động?

Nếu trong trường hợp các bạn đã tiến hành đăng ký tên miền tại công ty của chúng tôi nhưng chúng vẫn không thể hoạt động được, vậy thì chúng ta sẽ phải xử lý hoặc có hướng giải quyết chúng như thế nào? ở trong những trường hợp như thế này thì sẽ cần đến chuyên môn của đội ngũ chuyên gia về tên miền để được hỗ trợ một cách tốt nhất, các chuyên gia của công ty chúng tôi sẽ giúp các bạn làm tên miền hoạt động một cách thuận lợi nhất và có hiệu quả nhất như sau:



Các bạn đừng vội đỗ lỗi cho tên miền vì trường hợp như thế này thì lỗi xuất phát không phải của tên miền mà là do hosting của các bạn có vấn đề, các bạn có thể change recorl DNS lại để tên miền được hoạt động một cách bình thường, nhưng các bạn nên lưu ý là quá trình này thường mất đến vài tiếng đồng hồ, theo như chuyên gia của trung tâm dang ky ten mien  của chúng tôi thì đối với DNS có host Việt Nam thì thời giảm khoảng từ 1 cho đến 3 giờ đồng hồ và đối với những DNS host ở US hoặc UK thì thời gian có thể kéo dài đến 2 3 ngày ( đây là kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình làm việc của công ty chúng tôi ).

Có một số trường hợp khác cũng thường xảy ra đó là sau khi subdomain thì chúng không thể được tìm thấy trên máy chủ, nếu rơi vào trường hợp như thế này thì có nghĩa là domain của các bạn không được trỏ và cũng như được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp, mà chúng đang tồn tại trên 1 máy chủ thứ 3 khác, vậy thì cách giải quyết và xử lý bằng cách cập nhật lại DNS cho tên miền của các bạn về địa chỉ máy chủ của nhà cung cấp là phương án tối ưu nhất. sau khi đã đổi DNS cho chúng thì tên miền của các bạn sẽ được hoạt động một cách bình thường.

Để không phải rơi vào những tình huống không biết phải nhờ cậy đến ai trong những trường hợp như thế này thì các bạn cần tin tưởng vào 1 nhà cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền như công ty chúng tôi để được giải đáp thắc mắc và khắc phục được những trình trạng không hoạt động do lỗi kỹ thuật như 2 trường hợp trên. Với sự hỗ trợ kỹ thuật tỉ mỉ của đội ngũ chuyên gia của chúng tôi thì các bạn sẽ tránh được những sự phiền phức không đáng có và có hướng giải quyết nhanh chóng giúp cho tên miền của quý khách hàng luôn được hoạt động một cách tốt nhất.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Máy chủ ảo (VPS)





1. VPS là gì?

    Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS) là phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Trong khi trên 1 server chạy Share Host thì có thể có hàng trăm tài khoản cùng chạy 1 lúc, nhưng trên server chạy VPS thì con số chỉ bằng 1/10. Do vây, VPS có hiệu năng cao hơn Share Host rất nhiều lần.
    Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có hệ điều hành riêng, có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy, VPS hạn chế 100% khả năng bị tấn công hack local.
    Trên 1 server chạy Share Host có nhiều Website chạy chung với nhau, chung tài nguyên server, nếu 1 Website bị tấn công Ddos, botnet quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến các Website khác cùng server, riêng server VPS, một tài khoản VPS bị tấn công thì mọi tài khoản VPS khác trên server đều không bị ảnh hưởng.
    VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và những trang Web lớn hoặc mã nguồn nặng, nếu chạy trên Share Host sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, VPS sẽ đòi hỏi người sử dụng phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật...


2. Đặc điểm về thông số VPS?
    Hoạt động hoàn toàn như một server riêng nên sở hữu một phần CPU riêng, dung lượng Ram riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ Ip riêng và hệ điều hành riêng.
    Tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu so sánh với việc thuê một Server riêng.
    Ngoài việc dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các ứng dụng khác thì có thể cài đặt để thực hiện những nhu cầu riêng như truy cập Web bằng trình duyệt Web trên VPS, download/upload bittorent với tốc độ cao...
    Trong trường hợp VPS bị thiếu tài nguyên có thể dễ dàng nâng cấp thêm tài nguyên mà không phải khởi động lại hệ thống.
    Có thể cài lại hệ điều hành vời thời gian từ 5-10 phút.

3. Giá trị thiết thực khi khách hàng thuê VPS


    Server mạnh với nhiều cấu hình cho phép khách hàng dễ dàng lựa chọn gói VPS phù hợp.
    Miễn phí chi phí cài đặt ban đầu cũng như cấu hình hoạt động cho khách hàng.
    Hỗ trợ khách hàng cài đặt miễn phí thêm các phần mềm riêng.
    Được cấu hình và cài đặt hệ thống Firewall và Ddos Protection.
    Bộ phận kỹ thuật kịp thời can thiệp nhanh chóng nếu có sự cố phát sinh.

Điện toán đám mây (cloud computing) và những thắc mắc thường gặp

Điện toán đám mây là gì?

    Điện toán đám mây là một giải pháp toàn diện cung cấp công nghệ thông tin như một dịch vụ. Nó là một giải pháp điện toán dựa trên Internet ở đó cung cấp tài nguyên chia sẻ giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện. Các máy tính trong các đám mây được cấu hình để làm việc cùng nhau và các ứng dụng khác nhau sử dụng sức mạnh điện toán tập hợp cứ như thể là chúng đang chạy trên một hệ thống duy nhất.

    Tính linh hoạt của điện toán đám mây là một chức năng phân phát tài nguyên theo yêu cầu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các tài nguyên tích lũy của hệ thống, phủ nhận sự cần thiết phải chỉ định phần cứng cụ thể cho một nhiệm vụ. Trước điện toán đám mây, các trang web và các ứng dụng dựa trên máy chủ đã được thi hành trên một hệ thống cụ thể. Với sự ra đời của điện toán đám mây, các tài nguyên được sử dụng như một máy tính gộp ảo. Cấu hình hợp nhất này cung cấp một môi trường ở đó các ứng dụng thực hiện một cách độc lập mà không quan tâm đến bất kỳ cấu hình cụ thể nào.

Tại sao lại đổ xô vào đám mây?

    Có các lý do có cơ sở và quan trọng về kinh doanh và công nghệ thông tin đối với sự dịch chuyển sang mẫu hình điện toán đám mây. Việc coi thuê ngoài như một giải pháp có những điểm cơ bản được xem là các lý do ấy.
  •     Chi phí giảm: Điện toán đám mây có thể làm giảm cả chi phí vốn (CapEx) lẫn chi phí vận hành (OpEx) vì các tài nguyên chỉ được mua khi cần và chỉ phải trả tiền khi sử dụng.
  •     Cách sử dụng nhân viên được tinh giản: Việc sử dụng điện toán đám mây giải phóng đội ngũ nhân viên quý giá cho phép họ tập trung vào việc cung cấp giá trị hơn là duy trì phần cứng và phần mềm.
  •     Khả năng mở rộng vững mạnh: Điện toán đám mây cho phép khả năng điều chỉnh quy mô ngay lập tức hoặc tăng lên hoặc giảm xuống, bất cứ lúc nào mà không cần giao kết dài hạn.




Các khối xây dựng của điện toán đám mây

     Mô hình điện toán đám mây gồm có một mặt trước (front end) và một mặt sau (back end). Hai thành phần này được kết nối thông qua một mạng, trong đa số trường hợp là Internet. Phần mặt trước là phương tiện chuyên chở qua đó người dùng tương tác với hệ thống; phần mặt sau chính là đám mây. Phần mặt trước gồm có một máy tính khách hoặc mạng máy tính của doanh nghiệp và các ứng dụng được sử dụng để truy cập vào đám mây. Phần mặt sau cung cấp các ứng dụng, các máy tính, các máy chủ và lưu trữ dữ liệu để tạo ra đám mây của các dịch vụ.
Các tầng: Điện toán là một dạng hàng hoá

     Khái niệm điện toán đám mây được xây dựng trên các tầng, mỗi tầng cung cấp một mức chức năng riêng. Sự phân tầng này của các thành phần đám mây đã cung cấp một phương tiện cho các tầng của điện toán đám mây để trở thành một loại hàng hóa như điện, dịch vụ điện thoại hoặc khí tự nhiên. Hàng hóa mà điện toán đám mây bán là khả năng tính toán với chi phí và phí tổn thấp hơn cho người dùng. Điện toán đám mây đã sẵn sàng để trở thành dịch vụ siêu tiện ích tiếp theo.

     Trình giám sát máy ảo (VMM- virtual machine monitor) cung cấp phương tiện để sử dụng đồng thời các tiện ích điện toán đám mây (xem Hình 1). VMM là một chương trình trên một hệ thống máy tính chủ cho phép một máy tính hỗ trợ nhiều môi trường thi hành giống hệt nhau. Từ quan điểm của người dùng, hệ thống này là một máy tính độc lập, hoàn toàn cách biệt với những người dùng khác. Trong thực tế, các người dùng đang được phục vụ bởi cùng một máy tính. Một máy ảo là một hệ điều hành (OS) đang được quản lý bởi một chương trình điều khiển nằm dưới cho phép nó xuất hiện giống như là nhiều hệ điều hành. Trong điện toán đám mây, VMM cho phép những người dùng giám sát và do đó quản lý các khía cạnh của quá trình như là truy cập dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, mã hóa, đánh địa chỉ, cấu trúc liên kết và di chuyển tải công việc.

Các trình giám sát máy ảo hoạt động như thế nào

Đây là các tầng đám mây được cung cấp:

    Tầng cơ sở hạ tầng là nền tảng của đám mây. Nó gồm có các tài sản vật lý — các máy chủ, các thiết bị mạng, các ổ đĩa lưu trữ, v.v.. Cơ sở hạ tầng là một dịch vụ (IaaS) có các nhà cung cấp như IBM® Cloud. Khi sử dụng IaaS bạn thực tế không kiểm soát cơ sở hạ tầng nằm dưới, nhưng bạn có quyền kiểm soát các hệ điều hành, lưu trữ, triển khai các ứng dụng và ở một mức độ hạn chế, có quyền kiểm soát việc lựa chọn các thành phần mạng.

    Dịch vụ in theo yêu cầu (POD) là một ví dụ về các tổ chức có thể hưởng lợi từ IaaS. Mô hình POD được dựa trên việc bán sản phẩm có khả năng tùy chỉnh. Các POD cho phép các cá nhân mở cửa hàng và bán thiết kế các sản phẩm. Các chủ cửa hàng có thể tải lên nhiều hay ít thiết kế tùy theo khả năng sáng tạo của họ. Có hàng ngàn lần tải lên. Với các khả năng lưu trữ đám mây, một POD có thể cung cấp không gian lưu trữ không hạn chế.
    Tầng giữa là nền tảng hệ thống. Nó cung cấp cơ sở hạ tầng của ứng dụng. Nền tảng hệ thống là một dịch vụ (PaaS) cung cấp sự truy cập đến các hệ điều hành và các dịch vụ có liên quan. Nó cung cấp một cách để triển khai các ứng dụng lên đám mây bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình và các công cụ do nhà cung cấp hỗ trợ. Bạn không cần phải quản lý hoặc kiểm soát cơ sở hạ tầng nằm dưới, nhưng bạn có quyền điều khiển các ứng dụng đã triển khai và ở một mức độ nào có quyền điều khiển ứng dụng sử dụng các cấu hình môi trường trên máy tính chủ.

    PaaS có các nhà cung cấp như là Elastic Compute Cloud (EC2) của Amazon. Nhà phần mềm doanh nhân nhỏ là một hoạt động kinh doanh lý tưởng đối với PaaS. Với nền tảng hệ thống đã chọn lọc kỹ, có thể tạo ra các sản phẩm đẳng cấp thế giới mà không thêm gánh nặng cho hệ thống đang chạy trong công ty.
    Tầng trên cùng là tầng ứng dụng, tầng mà hầu hết mọi người xem như là đám mây. Các ứng dụng chạy ở đây và được cung cấp theo yêu cầu của những người dùng. Phần mềm là một dịch vụ (SaaS) có các nhà cung cấp như Google Pack. Google Pack bao gồm các ứng dụng, các công cụ có thể sử dụng được qua Internet, như Calendar, Gmail, Google Talk, Docs và nhiều hơn nữa.


Các tầng điện toán đám mây
Các cách hình thành đám mây


Có ba kiểu hình thành đám mây: riêng tư (theo giả thuyết), công cộng và lai.

    Các đám mây công cộng có sẵn cho công chúng hoặc một nhóm ngành nghề lớn và do một tổ chức bán các dịch vụ đám mây sở hữu và cung cấp. Một đám mây công cộng là cái mà người ta hình dung là đám mây theo nghĩa thông thường; đó là, các tài nguyên được cung cấp động trên Internet bằng cách sử dụng các ứng dụng web từ một nhà cung cấp bên thứ ba bên ngoài cung cấp các tài nguyên chia sẻ và gửi hóa đơn tính cước trên cơ sở tính toán việc sử dụng.
    Các đám mây riêng tư tồn tại bên trong tường lửa của công ty bạn và do tổ chức của bạn quản lý. Chúng là các dịch vụ đám mây do bạn tạo ra và kiểm soát trong doanh nghiệp của mình. Các đám mây riêng tư cũng cung cấp nhiều lợi ích tương tự như các đám mây công cộng — sự khác biệt chủ yếu là tổ chức của bạn chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì đám mây đó.
    Các đám mây lai là một sự kết hợp của đám mây công cộng và riêng tư khi sử dụng các dịch vụ có trong cả hai vùng công cộng và riêng tư. Các trách nhiệm quản lý được phân chia giữa các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng và chính doanh nghiệp. Khi sử dụng một đám mây lai, các tổ chức có thể xác định các mục tiêu và các yêu cầu của các dịch vụ được tạo ra và có được chúng dựa vào sự lựa chọn thích hợp nhất.

Các vai trò công nghệ thông tin trong đám mây

     Chúng ta hãy xem xét khả năng mà việc quản lý và quản trị sẽ đòi hỏi sự tự động hóa cao hơn, đòi hỏi một sự thay đổi nhiệm vụ của các nhân viên chịu trách nhiệm tạo kịch bản lệnh do tăng trưởng sản xuất mã. Bạn thấy đấy, công nghệ thông tin có thể làm cho gắn kết hơn, cần ít phần cứng và ít triển khai phần mềm hơn, nhưng nó cũng tạo ra các cấu tạo mới. Công nghệ thông tin đang dịch chuyển hướng tới người lao động tri thức. Trong mẫu hình mới này, các nguồn nhân lực kỹ thuật sẽ có trách nhiệm lớn hơn để tăng cường và nâng cấp các quy trình nghiệp vụ chung.
Nhà phát triển

    Việc sử dụng ngày càng tăng các thiết bị di động, sự phổ biến của việc nối mạng xã hội và các khía cạnh khác của sự tiến hóa của quá trình và các hệ thống công nghệ thông tin thương mại, sẽ đảm bảo công việc cho cộng đồng nhà phát triển; tuy nhiên, các nhà phát triển của doanh nghiệp sẽ được gạch bỏ khỏi một số vai trò truyền thống của nhân viên phát triển, do các quá trình có hệ thống và có tổ chức của mô hình cấu hình đám mây.

    Một cuộc khảo sát gần đây của IBM, Nghiên cứu mới của developerWorks cho thấy sự vượt trội của điện toán đám mây và phát triển ứng dụng di động (xem phần Tài nguyên) đã chứng tỏ rằng nhu cầu đối với công nghệ di động sẽ phát triển theo cấp số nhân. Sự phát triển này, đi cùng với sự chấp nhận nhanh chóng của điện toán đám mây trên toàn cầu, sẽ đòi hỏi phải gia tăng rất mạnh số các nhà phát triển có hiểu biết về lĩnh vực này. Để đáp ứng các nhu cầu kết nối di động ngày càng tăng, sẽ đòi hỏi phải có nhiều nhà phát triển hơn nữa hiểu cách điện toán đám mây hoạt động như thế nào.

    Điện toán đám mây cung cấp một khả năng hầu như vô tận, loại bỏ các mối lo về khả năng mở rộng. Điện toán đám mây cho các nhà phát triển truy cập vào các tài sản phần mềm và phần cứng mà hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đủ khả năng tự trang bị. Các nhà phát triển, khi sử dụng điện toán đám mây dựa vào Internet và các tài sản là kết quả của cấu hình này, sẽ có quyền truy cập vào các tài nguyên mà hầu như đã chỉ có thể mơ ước trong quá khứ vừa qua.
Nhà quản trị

     Các nhà quản trị là những người bảo vệ và các nhà lập pháp của một hệ thống công nghệ thông tin. Họ chịu trách nhiệm kiểm soát người dùng truy cập vào mạng. Điều này có nghĩa là họ nằm trên đỉnh của việc tạo ra các mật khẩu người dùng và tạo nên các quy tắc và các thủ tục dành cho chức năng cơ bản như là việc truy cập nói chung vào các tài sản hệ thống. Sự ra đời của điện toán đám mây sẽ đòi hỏi phải có các sự điều chỉnh cho quá trình này do nhà quản trị trong môi trường như vậy không chỉ quan tâm lo lắng về các vấn đề nội bộ nữa, mà còn về mối quan hệ với bên ngoài của doanh nghiệp mình và các mối quan tâm của điện toán đám mây, cũng như các hoạt động của các bên thuê khác trong một đám mây công cộng.

     Điều này làm thay đổi vai trò của các khái niệm về tường lửa đã được đặt ra bởi việc quản trị và bản chất của các thủ tục an ninh chung của doanh nghiệp. Nó không phủ nhận cần có người bảo vệ hệ thống. Với điện toán đám mây thậm chí trách nhiệm còn lớn hơn, chứ không phải ít đi. Trong điện toán đám mây, nhà quản trị không chỉ đảm bảo dữ liệu và các hệ thống bên trong cho tổ chức, họ còn phải giám sát và quản lý đám mây để đảm bảo sự an toàn cho hệ thống và dữ liệu của họ ở khắp mọi nơi.

Kiến trúc sư

     Chức năng của kiến trúc là mô hình hóa có hiệu quả chức năng của hệ thống cụ thể trong thế giới công nghệ thông tin thực. Trách nhiệm cơ bản của kiến trúc sư là phát triển khung kiến trúc của mô hình điện toán đám mây của đại lý. Kiến trúc của điện toán đám mây về cơ bản là sự trừu tượng hóa của khái niệm ba tầng, đó là IaaS, PaaS và SaaS, sao cho doanh nghiệp cụ thể triển khai cách tiếp cận điện toán đám mây đáp ứng được mục tiêu và mục đích khởi đầu của nó. Mô hình trừu tượng hóa chức năng của các tầng được phát triển sao cho những người ra quyết định và những người lính bộ binh có thể sử dụng sự trừu tượng hóa này để lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá hiệu quả của các thủ tục và các quy trình của hệ thống công nghệ thông tin.

      Vai trò của kiến trúc sư trong thời đại điện toán đám mây là nghĩ ra và mô hình hóa một sự tương tác chức năng của các tầng của đám mây. Kiến trúc sư phải sử dụng trừu tượng hóa như một phương tiện để đảm bảo rằng công nghệ thông tin đang đóng đúng vai trò của mình trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Vào đám mây hay không vào đám mây: Đánh giá rủi ro

       Sự an toàn và sự riêng tư là các mối quan tâm chính được những người đang di chuyển vào đám mây bày tỏ. Các công ty đang cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây biết điều này và hiểu rằng nếu không có sự an toàn tin cậy, thì việc kinh doanh của họ sẽ thất bại. Vì vậy, sự an toàn và sự riêng tư là những ưu tiên cao cho tất cả các thực thể điện toán đám mây.
 
Quản lý: Các tiêu chuẩn công nghiệp được giám sát như thế nào?

      Quản lý là trách nhiệm chính của chủ sở hữu của một đám mây riêng tư và là trách nhiệm chia sẻ chung của nhà cung cấp dịch vụ và người dùng dịch vụ trong các đám mây công cộng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh có các yếu tố như chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia, từ chối dịch vụ, các vi rút, các sâu và các thứ tương tự — đã có hoặc có thể có những khía cạnh nằm ngoài sự kiểm soát của hoặc chủ sở hữu đám mây riêng tư hoặc nhà cung cấp dịch vụ và người dùng dịch vụ đám mây công cộng — cần có một sự hợp tác rộng lớn hơn theo kiểu nào đó, đặc biệt là trên các cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia. Tất nhiên, sự hợp tác này phải được xây dựng theo cách sẽ không pha loãng, nếu không nó sẽ gây tổn hại đến sự kiểm soát của chủ sở hữu của quá trình hoặc các thuê bao trong trường hợp của đám mây công cộng.

Các yêu cầu băng thông

     Nếu bạn sắp chập nhận khung công tác đám mây, thì phải đánh giá băng thông và nút nghẽn cổ chai băng thông tiềm ẩn trong chiến lược của bạn. Trong bài viết của CIO.com: Con bù nhìn rơm gầy trơ xương: Nút nghẽn cổ chai của điện toán đám mây và cách giải quyết nó, có đoạn sau:

      Những người thực hiện ảo hóa đã phát hiện ra rằng nút nghẽn cổ chai chủ yếu với máy ảo dày đặc là dung lượng bộ nhớ; bây giờ có một lô máy chủ mới đưa ra vùng bộ nhớ lớn hơn nhiều, nhằm loại bỏ bộ nhớ như là một nút nghẽn cổ chai hệ thống. Điện toán đám mây loại trừ nút nghẽn cổ chai đó bằng cách loại bỏ vấn đề mật độ máy tính khỏi phương trình — việc giải quyết điều đó trở thành trách nhiệm của nhà cung cấp đám mây, giải phóng người dùng đám mây khỏi lo lắng về nó.

Đối với điện toán đám mây, băng thông đến và từ nhà cung cấp đám mây là một nút nghẽn cổ chai.

    Vì vậy, giải pháp tốt nhất hiện nay cho vấn đề băng thông là gì? Trên thị trường hiện nay, câu trả lời tốt nhất là máy chủ phiến. Một máy chủ phiến là một máy chủ đã được tối ưu hóa để giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và không gian vật lý. Một trong những lợi thế rất lớn của máy chủ phiến đối với việc sử dụng điện toán đám mây là cải thiện tốc độ băng thông. Ví dụ, BladeCenter của IBM được thiết kế để tăng tốc vừa nhanh chóng và vừa có hiệu quả các tải công việc tính toán hiệu năng cao. Cũng giống như vấn đề bộ nhớ phải được khắc phục để làm giảm có hiệu quả nút nghẽn cổ chai của mật độ máy ảo cao, nút nghẽn cổ chai băng thông của điện toán đám mây cũng phải được khắc phục, do đó, hãy xem các khả năng của nhà cung cấp của bạn để xác định xem nút nghẽn cổ chai băng thông có là một vấn đề hiệu năng lớn hay không.

Ảnh hưởng tài chính

     Vì một tỷ lệ chi phí khá lớn trong các hoạt động công nghệ thông tin xuất phát từ các chức năng quản trị và quản lý, nên sự tự động hóa ngầm của một số các chức năng này sẽ tự nó cắt giảm bớt các chi phí trong một môi trường điện toán đám mây. Sự tự động hóa có thể làm giảm đáng kể hệ số lỗi và chi phí dự phòng của sự lặp lại thủ công.

    Có các yếu tố khác đóng góp vào các vấn đề tài chính như chi phí duy trì các tiện nghi vật lý, việc sử dụng năng lượng điện, các hệ thống làm mát và tất nhiên có cả các nhân tố quản trị và quản lý. Như bạn có thể thấy, không chỉ riêng băng thông, dù theo bất cứ nghĩa nào.

Giảm nhẹ rủi ro

Hãy xét các nguy cơ có thể dưới đây:
  •     Tác động xấu của việc xử lý sai dữ liệu.
  •     Nạp dịch vụ không đảm bảo.
  •     Các vấn đề tài chính hoặc pháp lý của nhà cung cấp.
  •     Các vấn đề vận hành hoặc tắt máy của nhà cung cấp.
  •     Các vấn đề phục hồi dữ liệu và tính bảo mật.
  •     Các mối quan tâm an toàn chung.
  •     Các cuộc tấn công các hệ thống của các lực lượng bên ngoài.

      Với việc sử dụng các hệ thống trong đám mây, luôn có nguy cơ luôn hiện hữu về an toàn dữ liệu, kết nối và hành động ác ý ảnh hưởng đến các quá trình điện toán. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch cẩn thận và phương pháp luận lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và quan điểm sắc sảo về quản lý rủi ro chung, hầu hết các công ty đều có thể sử dụng công nghệ này một cách an toàn.

Kết luận

     Trong thời đại cách mạng mới này, điện toán đám mây có thể cung cấp cho các tổ chức phương tiện và các phương pháp cần thiết để đảm bảo sự ổn định tài chính và dịch vụ chất lượng cao. Tất nhiên, phải có hợp tác chung nếu quá trình điện toán đám mây là để đạt tới sự an toàn tối ưu và các tiêu chuẩn vận hành chung. Với sự ra đời của điện toán đám mây, điều cấp thiết với tất cả chúng ta là sẵn sàng cho cuộc cách mạng này.

Điện toán đám mây (Cloud computing) - khái niệm và ứng dụng

    Trong vài năm lại đây, điện toán đám mây đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính, thay đổi cơ bản cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên, cơ cấu vận hành cũng như việc lưu trữ, phân phối và xử lý thông tin. Đa số chúng ta đều đã và đang sử dụng một hoặc nhiều các dịch vụ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong đời sống hàng ngày cũng như trong quản lý doanh nghiệp.



Vậy điện toán đám mây (cloud computing) là gì?


    Cloud Computing, hay còn gọi là Điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó
 
    Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.

Cách thức "điện toán đám mây" hoạt động?

    Hãy tưởng tượng bạn là Giám đốc điều hành của một công ty lớn. Trách nhiệm của bạn có bao gồm việc phải đảm bảo rằng tất cả các nhân viên công ty đều có các phần cứng và phần mềm cần thiết để phục vụ cho công việc. Mua một hệ thống máy tính vẫn không đủ, bạn cũng phải mua thêm phần mềm và bản mềm phần mềm hợp pháp nữa. Bất cứ khi nào có một nhân viên mới, bạn cũng phải mua thêm phần mềm mới hoặc phải chuyển giao giấy phép bản quyền phần mềm hiện tại cho người dùng khác mới. Tất cả những việc đó khá rắc rối, tốn thời gian và tốn không ít tiền bạc của bạn.

    Và đó là lúc bạn cần đến điện toán đám mây. Thay vì cài đặt một bộ phần mềm cho mỗi máy tính, bạn chỉ cần cài đặt một ứng dụng/ chương trình cho máy tính đó. Ứng dụng/ chương trình này sẽ cho phép nhân viên của bạn đăng nhập vào hệ thống trên nền tảng web, trong đó có chứa tất cả các chương trình mà họ cần cho công việc của mình. Máy chủ vận hành hệ thống từ xa thuộc sở hữu của một công ty khác, có thể giúp nhân viên của bạn chạy tất cả mọi thứ từ e-mail để xử lý văn bản cho đến các chương trình phân tích dữ liệu phức tạp.

   Trong hệ thống điện toán đám mây, khối lượng công việc được thay đổi đáng kể. Máy tính tại doanh nghiệp bạn không còn phải làm tất cả những công việc nặng nhọc như chạy các ứng dụng, chương trình nặng. Thay vào đó, mạng máy tính tạo nên các đám mây sẽ đảm nhận công việc xử lý chúng, giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho phần cứng và phần mềm. Điều duy nhất mà máy tính của người sử dụng cần để có thể chạy được phần mềm là giao diện để có thể sử dụng hệ thống điện toán đám mây, đó có thể đơn giản là một trình duyệt Web, và mạng lưới đám mây sẽ đảm nhận phần còn lại.


    Hầu hết chúng ta đều đã đang sử dụng điện toán đám mây nhưng không phải ai cũng hiểu về nó. Các dịch vụ e-mail trên nền web như Hotmail, Yahoo! Mail hoặc Gmail chính là những ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ điện toán đám mây. Thay vì chạy một chương trình e-mail trên máy tính của bạn, bạn đăng nhập vào một tài khoản e-mail thông qua internet từ xa. Các phần mềm và lưu trữ cho tài khoản của bạn không tồn tại trên máy tính của bạn - đó là trên máy tính đám mây của dịch vụ.

Ưu điểm của "điện toán đám mây"?

    Như vậy, trước đây để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang web), bạn phải đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (server), sau đó đặt thuê máy chủ tại các trung tâm dữ liệu (data center) thì nay điện toán đám mây cho phép bạn giảm lược quá trình mua/thuê đi. Bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, hệ thống sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi để đáp ứng yêu cầu của bạn. Chính vì vậy, có thể kể đến một vài lợi ích cơ bản của điện toán đám mây như sau:
  •  Sử dụng các tài nguyên tính toán động: Các tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời bằng cách huy động tài nguyên rỗi hiện có trên internet.
  • Giảm chi phí: Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên. Thay vào đó họ chỉ cần phải xác định nhu cầu của mình rồi sau đó yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ cloud tiến hành.
  • Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp: Việc khoán ngoài được công việc thiết lập và vận hành bộ máy IT thì doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu.
  • Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, tôi đầu tư như thế có lãi hay không, có bị outdate về công nghệ hay không. Khi sử dụng tài nguyên trên điện toán đám mây thì bạn không còn phải quan tâm tới điều này nữa.

Các ứng dụng tiêu biểu của "điện toán đám mây":
  • Cloud Datacenter - Giải pháp hiệu quả và tiết kiệm cho hệ thống IT của doanh nghiệp
  • Cloud Server - Giải pháp thay thế vượt trội cho VPS và Server vật lý
  • Cloud Desktop - Máy tính ảo hoàn chỉnh trên internet, có thể truy cập 24/24
  • Cloud Backup - Giải pháp lưu trữ trực tuyến giá rẻ nhất

    Sự phát triển là tất yếu trong quá trình sinh tồn của nhân loại. Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, rất nhiều thiết bị, công nghệ mới ra đời với mục đích đem lại những tiện ích tối đa cho người dùng. Điện toán đám mây là một công nghệ như thế.
  
    Điện toán đám mây (Cloud Computing) ra đời là một bước đột phá trên Internet, mở ra thời đại công nghệ mới, thay đổi cách thức kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời mở ra thời đại của mạng xã hội và các thiết bị di động. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng bắt kịp được xu hướng này. Thử xem 1 infographic chứa một số thống kê của chuyên gia về điều này:


CMS là gì?




1. CMS là gì?
 
    CMS là chữ viết tắt của Content Management System, hay còn gọi là hệ thống quản trị nội dung nhằm mục đích giúp dễ dàng quản lý, chỉnh sửa nội dung. Nội dung ở đây có thể là tin tức điện tử, báo chí hay các media hình ảnh, video, ... Hệ thống CMS giúp tiết kiệm thời gian quản lý, chi phí vận hành và bảo trì nên hiện nay có rất nhiều công ty sử dụng. Không chỉ là công ty mà hiện nay các blog cá nhân cũng ra đời với số lượng không hề nhỏ, và họ chọn giải pháp sử dụng CMS nhằm dễ dàng xây dựng website và quản lý nội dung, bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí xây dựng website.

Chức năng chính của CMS là:
  •     Tạo, lưu trữ nội dung
  •     Chỉnh sửa nội dung
  •     Chuyển tại và chia sẻ nội dung
  •     Tìm kiếm và phân quyền người dùng

    Về đặc điểm CMS thì nó cung cấp cho chúng ta một số tính năng như hệ thống quản lý media, hình ảnh, trình soạn thoải văn bản và điều đáng nói nhất là khả năng tùy biến giao diện phải cao. Có rất nhiều loại CMS như (W-CMS, E-CMS, T-CMS, ..) tuy nhiên trong bài này chúng ta sẽ đề cập đến W-CMS, tức là Website CMS.

    Bạn có thắc mắc tại sao sử dụng CMS không nhỉ? Lý do đơn giản nhất là tính cộng đồng và chi phí xây dựng CMS tương đối nhỏ hơn so với việc ngồi xây dựng từ đầu. Nói về tính cộng đồng thì đây là điểm rất mạnh mà CMS đang có. Giả sử bạn cần xây dựng một chức năng gì đó thì bạn sẽ lên các trang cộng đồng hỏi và đương nhiên bạn sẽ nhận được câu trả lời nếu bạn khéo léo trong việc đặt câu hỏi.

2. Các CMS thông dụng hiện nay

Có rât nhiều CMS trên thế giới như:
  •     DotNetNuke (ASP)
  •     Drupal (PHP)
  •     Joomla (PHP)
  •     Wordpress (PHP)
  •     Kentiko (ASP)
  •     Liferay (JSP)
  •     Magento (PHP)
  •     Mambo (PHP)
  •     NukeViet (PHP)
  •     PHP-Nuke (PHP)
  •     Rainbow (ASP)
  •     Typo3 (PHP)
  •     Xoops (PHP)

   Tuy nhiên thông dụng nhất hiện nay vẫn là Wordpress, Drupal, NukeViet(tại Việt Nam), DoetNetNuke.

    Mỗi CMS thông thường đáp ứng cho một mục đích cụ thể. Ví dụ như Wordpress thường dùng làm web blog, tin tức, web giới thiệu công ty. Joomla thường làm web TMDT. Magento thì mạnh ở web TMDT. Tuy nhiên CMS bây giờ không còn như xưa nữa, nghĩa là bạn hoàn toàn có thể sử dụng CMS để làm nhiều dạng website khác nhau bởi các tính năng xây dựng hệ thống plugin, component, template, theme, ... Việt Nam thì hiện nay Wodpress đang chiếm ưu thế nhất bởi tính dễ sử dụng, dễ xây dựng. Không chỉ ở VN mà các nước nhất là Châu Âu rất thích CMS này.

    Vậy bạn không cần phải thắc mắc CMS là gì nữa phải không nào? Nhưng tôi nghĩ trong đầu bạn hiện nay đang suy nghĩ nên chọn CMS nào để xây dựng. Theo tôi tùy thuộc vào mức độ của dự án mà bạn chọn Wordpress, Drupal, Zoomla (đang chết dần tại VN) hay NukeViet(đang lên tại VN). Nếu dự án tầm cỡ, bự như facebook (gần gần thôi) hay stackoverflow thì bạn nên sử dụng các FW, kết hợp với các công nghệ như NO-SQL, NodeJS để xây dựng.
 
3. Lời kết

    Câu hỏi CMS là gì thuộc chủ đề kiến thức website và có lượng tìm kiếm khá cao, nhưng về tổng quan thì nó khá rộng. Chính vì vậy trong bài này mình chỉ đề cập đến Web CMS và cũng đưa ra danh sách các CMS thông dụng hiện nay.

Thuê máy chủ (server) giá rẻ.

Dịch vụ Cho thuê máy chủ dùng riêng – Dedicated Server




1. Giới thiệu dịch vụ cho thuê máy chủ:

-  Dịch vụ Dedicated Server ( Cho thuê máy chủ dùng riêng ) là một trong những dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ ODS – Dịch vụ Trung tâm Dữ liệu ( Data center )
-  Dịch vụ cho thuê máy chủ cung cấp cho Khách hàng máy chủ dùng riêng và không gian đặt máy chủ riêng trên hệ thống tủ Rack để đặt máy chủ của mình nhằm mục đích sử dụng các dịch vụ hạ tầng sẵn có của một Trung tâm Dữ liệu (Data Center) chuyên nghiệp và kết nối máy chủ với Internet giúp Khách hàng đưa hệ thống website, email và các ứng dụng khác của mình lên Internet.

-   Sử dụng IP tĩnh.
-   Được bảo mật bởi các hệ thống Firewall, Anti Virus, Anti Spam chuyên nghiệp.
-   Dễ dàng nâng cấp cấu hình máy chủ theo nhu cầu sử dụng (CPU, RAM, HDD).
-   Băng thông, Lưu lượng chuyển tải tùy theo nhu cầu sử dụng của quý khách hàng.

2. Ưu điểm của dịch vụ Thuê máy chủ

-  Với dịch vụ Máy chủ dùng riêng khách hàng được trang bị một máy chủ riêng và một IP tĩnh để truy cập quản trị máy chủ từ xa. Bạn có thể cùng một lúc sử dụng được nhiều dịch vụ như: Truy cập web, thư điện tử, giới thiệu doanh nghiệp mình thông qua WWW, truyền File (FTP, xây dựng cơ sở dữ liệu… )

-  Thuê máy chủ là dịch vụ khách hàng có thể thuê máy chủ có sẵn. Khách hàng được tư vấn chọn cấu hình máy chủ phù hợp và được hỗ trợ cài đặt hệ điều hành ứng dụng. Với dịch vụ Máy chủ dùng riêng, khách hàng có thể tự quản trị từ xa và cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo nhu cầu mà không bị giới hạn về tài nguyên của máy nhờ vào khả năng linh hoạt trong việc nâng cấp phần cứng cũng như phần mềm.

-  Qúy khách có một kho tư liệu lớn với các yêu cầu kết xuất phức tạp cần đưa lên mạng Internet, áp dụng CNTT vào quản lý doanh nghiệp, xây dựng và quản trị hệ thống website, thương mại điện tử cho doanh nghiệp, hệ thống Email, cung cấp các dịch vụ trên mạng, các ứng dụng làm việc từ xa, quản lý CSDL giữa các chi nhánh (ERP, CRM…), các ứng dụng trực tuyến nội bộ hay liên quan đến tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng bên ngoài… thì việc sử dụng máy chủ riêng sẽ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu này.

-  Data Center hợp tác khai thác, vận hành là những Data Center lớn nhất Việt Nam và Quốc tế – được kết nối đến nhiều ISP mang đến cho Khách hàng một dịch vụ kết nối Internet nhanh, ổn định và liên tục.

-  Dịch vụ hoạt động ổn định, liên tục nhờ các hệ thống điều hòa, UPS, máy phát điện dự phòng và chống sét, chống cháy.

-  Sẵn sàng sử dụng và kết nối đến các dịch vụ và hệ thống chuyên nghiệp khác như: dịch vụ truyền số liệu, hệ thống Voice Gateway, SMS Gateway,…

-   Thuê máy chủ: Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành.



3. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ cho thuê máy chủ:

- Kết nối băng thông trong nước và quốc tế tốc độ cao;

- Máy chủ được đặt trong Datacenter chuẩn quốc tế, chuyên nghiệp và bảo mật cao;

- Đảm bảo hoạt động 99,99% (nhiệt độ 22±1 độ C, UPS, điện dự phòng, chống cháy nổ…

- Cấp không giới hạn IP tĩnh;

- Toàn quyền quản lý và sử dụng Máy chủ;

- Cho phép quản trị từ xa hoặc trực tiếp tại Datacenter;

- Hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Mua máy chủ - server và những điều cần biết

    Hiện nay, đối với DN thì Server là một phần không thể thiếu để duy trì hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi lựa chọn Server thì các nhà Quản Trị (ITers) lại thường khá lúng túng không biết nên chọn loại Server nào là đáp ứng được nhu cầu của DN mình. CPU x3440 thì công suất như thế nào? làm được những dịch vụ gì...

   Sau đây mình xin trình bày sơ lược về các phần cứng trong 1 máy chủ ( Server). Để các bạn tham khảo trước khi đưa ra quyết định đầu tư Server nhé.




 Về CPU:Central Processing Unit (Đơn Vị Xử Lý Trung Tâm)


   CPU của bạn có thể là loại Intel, AMD hay bất cứ một nhãn hiệu hay loại CPU nào, nhưng tất cả chúng đều thực hiện gần như cùng một thứ và với cách thức gần như nhau. CPU có thể coi là bộ não của máy tính, tất cả các thông tin, các luồng dữ liệu kèm theo chuỗi lệnh xử lí đều phải đi qua nó trước khi trả về kết quả.


   Loại CPU cùng kiến trúc Bus quyết định hoàn toàn một bo mạch chủ. Các CPU khác nhau cần được cắm trên các bo mạch chủ khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần quan tâm đến việc nên chọn CPU nào trước khi tính đến chuyện chọn bo mạch chủ loại nào. Thị trường hiện có rất nhiều chủng loại CPU được sản xuất bởi nhiều nhà SX khác nhau. Nhưng có hai nhà SX CPU lớn nhất mà chúng ta đã biết là Intel và AMD. Tương ứng với các loại CPU từ hai nhà SX này sẽ có các bo mạch chủ dành riêng cho CPU AMD hoặc bo mạch chủ dành riêng cho Intel. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng, chúng ta cần chọn cho mình một CPU phù hợp. Từ đó, mới chọn một bo mạch chủ không quá thừa tính năng, nhưng vẫn đảm bảo cho việc nâng cấp trong tương lai gần.

    + X.Y GHZ(Ví dụ 3.2 GHZ):chỉ tốc độ xung đồng hồ của vi xử lý. Con số này là một trong những thước đo sức mạnh của vi xử lý, tuy vậy nó không phải là tất cả. Đôi lúc chỉ là một con số nhằm so sánh tương đối sức mạnh của vi xử lí. Tôi thấy có rất nhiều người chỉ dùng chỉ số xung nhịp này để đánh giá hiệu năng của CPU tuy nhiên điều đó hoàn toàn không đúng, bạn sẽ thấy sau đây tôi sẽ trình bày rất nhiều thứ liên quan đến CPU, tất cả chúng đều không vô nghĩa, vì vậy cần kết hợp tất cả để đánh giá hiệu năng của CPU.

    Tốc độ máy tính được tính bằng số lệnh thực hiện được trong 1s. Và tốc độ này thường được đánh giá gián tiếp qua tần số của xung nhịp Clock cung cấp cho bộ xử lý. Trong máy tính có một thiết bị đều đặn phát ra các xung nhịp bằng nhau gọi là clock. Thiết bị này rất quan trọng và nó có tác dụng là bộ đồng tốc độ để đồng bộ hóa các hoạt động trong máy tính. Ví dụ như sau khi có lệnh thực hiện một công việc nào đó. Sau 2 xung nhịp thì ổ cứng sẽ copy dữ liệu vào trong RAM. Sau 5 xung nhịp thì RAM bắt đầu copy dữ liệu vào bộ nhớ đệm. Sau 7 xung nhịp thì CPU bắt đầu tìm dữ liệu trong bộ nhớ đệm và xử lý. Một clock có tần số 3Ghz có thể phát ra ba tỉ nhịp trong một giây. Mỗi nhịp kéo dài 2 ns. Và sau mỗi nhịp đấy thì CPU lại thực hiện được một "thao tác". Như vậy thì CPU có xung nhịp cao hơn thì chỉ có nghĩa là thực hiện nhiều thao tác hơn. Nhưng trong mỗi thao tác đấy, có CPU thực hiện được 5 "lệnh" một lúc (Core 2 Duo), có CPU chỉ thực hiện được 3 "lệnh". Vì thế Core 2 Duo có tuy có tốc độ xung nhịp không cao lắm nhưng sức mạnh thì vượt trội so với Pen 4. Và còn một vấn đề nữa đó chính là hiệu quả của thao tác đó. Ví dụ như do các thuật toán không chặt chẽ dẫn đến CPU đoán nhầm và copy khối dữ liệu không cần thiết vào trong bộ nhớ đệm, còn khối dữ liệu cần dùng thì lại không copy. Vì thế khi CPU tìm trong bộ nhớ đệm không thấy có khối dữ liệu đó lại phải lóc cóc tìm trong RAM, tìm xong lại phải copy vào bộ nhớ đệm rồi mới xử lý tiếp. Như vậy có nghĩa là CPU đã thực hiện rất nhiều thao tác thừa so với CPU đoán đúng được ngay khối dữ liệu chuẩn bị được xử lý. Core 2 Duo có các thuật toán cao cấp và các công nghệ tiên tiến giúp cho hiệu quả của CPU rất cao. Và chính vì thế mà hiệu suất của Core 2 Duo vượt trội so với Pentium.

    Có một thông số đánh giá sưc mạnh của bộ xử lý hiệu quả hơn là MIPS (Million Instruction Per Second- triệu lệnh trên một giây) dùng để chỉ số lệnh thực hiện trong một giây. Một bộ xử lý 16 MIPS có thể xử lý được 16 triệu lệnh trong một giây. Máy vi tính chúng ta thường không sử dụng đơn vị này mà thường các máy lớn hơn như máy sever mới xử dụng đơn vị này.

    + Cache 1MB, 2MB, 4MB,… chỉ bộ nhớ đệm của vi xử lý. Đây là vùng chứa thông tin trước khi đưa vào cho vi xử lý trung tâm (CPU) thao tác. Trong tiến trình xử lý, CPU không phải xử lý liên tục, mà xử lý theo từng chu kỳ. Nên nếu như chưa đến chu kỳ, dữ liệu được chuyển đi sẽ lưu trữ trong cache, và khi đến chu kỳ, toàn bộ dữ liệu từ cache sẽ đẩy vào CPU để xử lý. Thường thì tốc độ xử lý của CPU sẽ rất nhanh so với việc cung cấp thông tin cho nó xử lý, cho nên không gian bộ nhớ đệm (cache) càng lớn càng tốt vì CPU sẽ lấy dữ liệu trực tiếp từ vùng này. Một số vi xử lý còn làm bộ nhớ đệm nhiều cấp. Số 1MB mà bạn thấy đó chính là dung lượng bộ nhớ đệm cấp 2(L2), tất nhiên sẽ còn có bộ nhớ đệm cấp 1(L1), nó “nằm gần” CPU hơn và nó thường nhỏ hơn nhiều so với L2(thường chỉ tính bằng bytes). Như bạn thấy dung lượng của cache rất nhỏ, chỉ vài MB nhưng tốc độ của nó là cực kì nhanh, nhanh nhất trong số các thiết bị lưu trữ(Ram, HDD) vì vậy giá của nó cũng không rẻ tí nào.

    + Data Width: là chiều rộng của ALU(Arithmetic Logic Unit – Bộ xử lí số học và logic). Một ALU 8 bit có thể cộng/trừ/nhân/… 2 số 8 bit, trong khi một ALU 32 bit có thể tính toán các số 32 bit. Một ALU 8 bit sẽ phải thực hiện 4 chỉ lệnh để cộng hai số 32 bit, trong khi một ALU 32 bit có thể làm việc này chỉ với một chỉ lệnh duy nhất.

    CPU 64-bit là các CPU có các ALU 64-bit, các thanh ghi 64-bit, các tuyến 64-bit và… nó có thể quản lý được không gian bộ nhớ hàng nghìn triệu Gigabyte(2^64bytes). Còn các CPU 32bit chỉ có thể quản lí được tới 4GB(2^32) bộ nhớ!

    Nhờ tuyến địa chỉ 64-bit cùng các tuyến dữ liệu rộng và nhanh trên bo mạch chủ, các hệ thống 64-bit gia tăng tốc độ nhập/xuất cho các thiết bị như đĩa cứng hay bo mạch đồ họa. Nhờ vậy mà tốc độ của toàn bộ hệ thống được nâng cao rõ rệt.

    + Dual, Quad, Six Core: Các chip Intel thường có thêm phần Dual Core trong thông số kĩ thuật của mình, điều này đơn giản chỉ là nói lên đây là vi xử lí 2 nhân. Công nghệ chế tạo của CPU này là nhét 2 nhân của CPU vào cùng 1 con CPU. Do đó, trong thực tế đây thật sự là 2 CPU vật lý. Dĩ nhiên, CPU này chạy sẽ nhanh hơn rất nhiều so với CPU đơn hay CPU hỗ trợ HT(Hyper Threading – Siêu phân luồng), và nó cũng tiết kiệm điện và giúp tản nhiệt tốt hơn so với một nhân khác có thông số gấp đôi. Tuy nhiên, cũng không có nghĩa gắn vào tốc độ nhân gấp đôi. Lúc đó, công việc sẽ được chia đều cho các CPU cùng thực hiện dĩ nhiên thời gian thực thi sẽ rất nhanh. Tuy nhiên, không phải chương trình nào cũng hộ trợ xử lý song song (Paralell processing) nên nếu gặp chương trình không hỗ trợ thì vẫn chỉ có 1 CPU xử lý. Hiệu quả của CPU 2 nhân chỉ thật sự khi nào bạn chạy nhiều chương trình 1 lúc, hoặc là chạy chương trình hỗ trợ xử lý song song. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng một vài dòng chip không có thêm phần Dual Core này nhưng nó vẫn là loại vi xử lí đa nhân, như Core 2 Duo bản thân cái tên của nó đã nói lên nó là vi xử lí 2 nhân rồi, hay Core 2 Quad thì đây là một loại vi xử lí cao cấp hơn, nó có 4 nhân.

    + Bus …: chỉ tốc độ "lõi" của đường giao tiếp giữa vi xử lí và bo mạch chủ tính theo đơn vị MHz. Một vi xử lý được đánh giá nhanh hay chậm tuỳ thuộc khá lớn vào giá trị này. Vi xử lý chạy được bus 800MHz thì đương nhiên hơn hẳn so với vi xử lý chỉ chạy được bus 533Mhz. Hoặc để đơn giản bạn có thể hiểu nôm na đó là một con đường, và thông tin qua lại trên đó, các con số 533 hay 800 chính là độ rộng của con đường đó.

    + Socket(SK) : chỉ loại đế cắm của CPU. Đây là đặc tính để xét sự tương hợp giữa vi xử lý và mainboard (Bo mạch chủ - BMC). Các con số đi sau như 1156 hay 1366 là số chân cắm của con chíp đó. Bo mạch chủ phải hỗ trợ loại socket này thì vi xử lý mới có thể hoạt động được.

    + AMD-Intel: Các chip Intel thường có cache lớn hơn và có nhiều lựa chọn về mainboard hỗ trợ hơn, còn các chip AMD thì thường có cache nhỏ song bus lại lớn hơn nhiều so với Intel, chip AMD thường có ít lựa chọn về mainboard hỗ trợ hơn so với chip Intel.

    Để đánh giá đúng hiệu năng của các CPU dựa vào các thông số không phải là điều đơn giản, nhất là khi bạn muốn so sánh các CPU có tầm tiền gần tương đương nhau, khi đó để có cơ sở đánh giá chính xác những CPU mà bạn có ý định mua nên tham khảo thêm những trang Lab(Laboratory) những trang nay thường xuyên thử nghiệm và so sánh giữa các loại CPU và thử nghiệm với rất nhiều phần mềm khác nhau, và chi công bố chi tiết các kết quả, so sánh hiệu năng, công việc của bạn chỉ là gõ mã CPU vào và nhấn nút Search, khi xem kết quả đó bạn sẽ có thêm cơ sở đánh giá chính xác hơn các CPU. Một số trang lab bạn có thể tham khảo như: X-bit labs: PC Hardware News, Reviews and Benchmarks , Welcome to Fudzilla ,… Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm trên google với tên mã CPU để có thêm các kết quả khác.


Cấu hình Server

     


  
      I. Phân tích cơ sở hạ tầng, yêu cầu của khách hàng và tư vấn dịch vụ :
       • Khảo sát & ghi nhận thông tin Khách hàng
       • Mục đích sử dụng của khách hàng và yêu cầu về hệ thống.
       • Các điều kiện có thể ảnh hưởng đến hệ thống.
       • Tư vấn giải pháp hệ thống mạng tối ưu.
       • Thiết kế chi tiết mô hình logic và vật lý của hệ thống.
       • Thời gian triển khai dự án.

       II. Mục đích của giải pháp

       • Dữ liệu được lưu trữ tập trung nên dễ bảo mật, backup, đồng bộ dữ liệu.
       • Tài nguyên và dịch vụ được tập trung nên dễ quản lí và chia sẻ, có thể phục vụ cho nhiều người dùng.
       • Dễ quản lý các tài nguyên trong mạng.
       • Kiểm soát được các hoạt động của nhân viên trên PC.
       • Phân quyền mềm dẻo, linh hoạt trên trên từng tài nguyên.
       • Trên cơ sở hệ thống Domain chúng ta có thể xây dựng thêm nhiều máy chủ với các chức năng khác nhau như: Firewall server, Mail server, Web Server, Data server… giúp hệ thống trở nên hoàn hảo hơn.

        III. Cấu hình hệ thống

       • Cài đặt HĐH Server cho máy chủ và các giao thức, dịch vụ mạng Server
       • Cài đặt Firewall Server, Web Server, Mail Server nội bộ (MS Exchange, MailDaemon)
       • Thiết Lập danh sách phòng ban và tài khoản người dùng trong Domain.
       • Tạo những vùng dữ liệu và phân chia quyền hạn của từng user và phòng ban.
       • Cài đặt mạng dịch vụ Internet

       IV. Chuyển giao hệ thống cho khách hàng
       • Kiểm tra sự tương thích và tính ổn định của hệ thống
       • Nghiệm thu và bàn giao hệ thống
       • Chuyển giao hồ sơ thiết kế hệ thống và sơ đồ mạng
       • Hướng dẫn sử dụng và quản trị mạng.

     

Cài đặt máy tính thành FTP server

  RemoteHome 2000: Với việc cài đặt và sử dụng khá đơn giản, có vẻ như đây là giải pháp rất hay để cho mọi người có thể truy cập được máy của bạn qua Internet. Cũng rất thuận tiện trong trường hợp bạn phải làm việc cơ động tại nhiều nơi khác nhau mà việc truy cập dữ liệu trong máy tại trụ sở chính là nhu cầu cần thiết.



    RemoteHome 2000 (RH2K) là phần mềm làm cho dữ liệu trên máy tính của bạn có thể truy nhập được từ bất kỳ máy nào có kết nối với Internet. Những người khác có thể truy cập dữ liệu của bạn bằng trình duyệt web (bằng cách gõ ftp://your_ip address ) hoặc dùng một FTP Client (LeapFTP, CuteFTP...).
    RH2K tương thích với mọi Windows, dung lượng chỉ 865 KB, bạn có thể download miễn phí tại địa chỉ: http://snapfiles.com/download/dlremotehome.html 
   Sau khi download về, giải nén rồi chạy file “rh2kb.exe” để tiến hành cài đặt. Ở lần chạy đầu tiên, chương trình sẽ yêu cầu bạn chọn kiểu kết nối bằng cách chạy “RH2K_IP.exe”. Bạn chọn “Yes”. Sau này, mỗi khi bạn kết nối Internet thì RemoteHome sẽ tự động xác định địa chỉ IP của bạn. 

    Bây giờ chạy chương trình RemoteHome, bạn sẽ thấy một biểu tượng nhỏ nằm dưới góc phải màn hình, bạn bấm chuột phải, chọn Open để vào cửa sổ điều khiển của chương trình: 
- Username, Password: username và password dùng để truy cập vào PC của bạn. 
- Port: cổng mặc định là 21. 
- Max. user: số người tối đa có thể truy cập được vào máy của bạn (mặc định là 0, tức là không giới hạn). 
- Root dirs: các thư mục bạn dùng để chứa dữ liệu để chia sẻ. Bạn bè của bạn có thể thấy được những gì bạn muốn chia sẻ ở trong các thư mục này. Các tùy chọn khác: 
- Connected via LAN: nếu bạn kết nối thông qua mạng nội bộ thì hãy đánh dấu chọn cái này. 
- Allow anonymous access: cho phép truy cập ẩn danh (không nên chọn). 
- Allow deletion of files: cho phép xóa file trên máy của bạn. 
- Allow deletion of non empty directories: cho phép xóa thư mục. 
- Allow creation of directories: cho phép tạo thư mục. 
- Allow renaming: cho phép đổi tên file/thư mục. 
- Allow uploading file: cho phép upload dữ liệu từ máy của họ đến máy của bạn. 
- Allow downloading file: cho phép download dữ liệu về máy của họ. Để những người khác có thể truy cập vào máy của mình thì bạn phải "Enable now". 
   Đến đây mọi việc đã xong và những người khác có thể bắt đầu truy cập vào máy của bạn rồi đó, chỉ cần bạn cho họ biết IP, Username và Password bạn thiết lập lúc đầu, khi ấy họ có thể dùng bất kỳ một FTP Client nào để truy nhập.

Thử 1 chút: biến máy tính cũ thành Web server

    Thông thường, bạn cần một máy có cấu hình thật mạnh để làm web server. Tuy nhiên, nếu dùng hệ điều hành Linux thì chiếc máy tính đời cũ của bạn cũng có thể đóng vai trò của một web server chẳng những đạt yêu cầu mà độ an toàn còn được nâng cao.

     Để có một web server, điều đầu tiên bạn cần là phải có một chiếc máy tính cực mạnh để làm nhiệm vụ xử lý các thông tin do người sử dụng gửi lên. Bởi thế, việc sử dụng một chiếc máy tính cũ để làm web server nghe qua có vẻ nghịch lý. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ. Nếu có máy tính cũ, bạn hoàn toàn có thể biến nó thành web server với tốc độ không hề thua kém so với các web server hiện nay, điều cần duy nhất là các máy tính này phải chạy trên hệ điều hành Linux. Hơn thế nữa, web server dùng Linux ít bị tin tặc hơn so với web server dùng Windows. Sau đây là các bước thực hiện việc tạo web server trên máy tính Linux.

Yêu cầu cấu hình
    Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở có thể chạy trên những máy tính yếu nhất, những dòng máy tính thế hệ đầu tiên sử dụng Pentium II, III... Trong bài viết này, chúng ta sử dụng hệ điều hành Ubuntu 10.10 Maverick Meercat để cài đặt cho máy tính cũ sẽ dùng để làm web server. Phiên bản Ubuntu 10.10 chỉ yêu cầu một máy tính có RAM tối thiểu 256 MB để có thể hoạt động và kích hoạt đầy đủ các tính năng có trong hệ điều hành. File cài đặt hệ điều hành chiếm một lượng tài nguyên chỉ 3,3 GB, vì thế, bạn chỉ cần một ổ cứng 6 GB hoặc 10 GB là đủ điều kiện cho bất kỳ chiếc máy tính cũ nào muốn dùng làm web server.

    Một đặc điểm rất hay của Ubuntu là nó hỗ trợ gần như hầu hết các loại card màn hình, mọi loại ổ cứng và các loại phần cứng khác, bất kể đó là máy tính đời cũ hay đời mới. Trong trường hợp bạn muốn kiểm tra xem máy tính của mình có tương thích với hệ điều hành Ubuntu hay không, hãy đến địa chỉ http://linuxhcl.com để xem. Trong này, ngoài phiên bản Ubuntu 10.10 sẽ được sử dụng làm mẫu, còn có các phiên bản Ubuntu khác và các thông số phần cứng kèm theo để phiên bản hệ điều hành ấy hoạt động.

    Yêu cầu của một web server là bạn phải để máy tính chạy 24/7 (liên tục từ ngày này qua ngày khác), điều này sẽ dẫn đến hệ quả là máy tính sẽ luôn luôn toả nhiệt, và nếu không có hệ thống giải nhiệt tốt, máy tính của bạn sẽ nhanh chóng giảm tuổi thọ. Nếu có phòng sử dụng hệ thống điều hòa không khí, bạn hãy đưa máy tính cũ vào trong đó để giải nhiệt cho máy. Trong trường hợp không có hệ thống giải nhiệt, bạn nên giới hạn thời gian hoạt động của server xuống (chỉ chạy vào ban ngày chẳng hạn). Nhiều dòng máy tính, bạn có thể chỉnh thời gian tự động bật / tắt máy tính ngay trong BIOS bằng cách khởi động lại máy tính, bấm F2 hoặc phím tính năng tương ứng, trong BIOS Setup vào Power Management Setup > Resume by Alarm sau đó bạn chọn thời gian mở máy tính hàng ngày. Chọn xong, bấm F10 để thoát ra. Lưu ý là máy tính phải được cắm điện thoại thì tính năng này mới hoạt động được. Sau khi sử dụng xong, bạn có thể tắt máy thủ công hoặc dùng phần mềm hỗ trợ. Hôm sau, đến đúng thời điểm đã chọn, BIOS sẽ tự động mở máy tính lên.

Cài đặt Ubuntu

   Để cài đặt hệ điều hành Ubuntu 10.10 vào máy tính, bạn cần có một CD cài đặt. Hãy đến địa chỉ http://tinyurl.com/595tt, trong mục Desktop CD là danh sách các file ISO, trong trường hợp máy tính sử dụng chip 32 bit của Intel hay ADM thì bạn tải file 64-bit PC (AMD64) desktop CD, ngược lại hãy dùng file cài đặt PC (Intel x86) desktop CD. Sau khi tải file về, bạn chép nó vào trong một đĩa CD hoặc DVD. Lưu ý là bạn phải dùng một chương trình chuyên dụng để ghi đĩa theo định dạng ISO. Ví dụ như chương trình Power ISO (tải từ địa chỉ http://tinyurl.com/2wgjvrm). Bạn mở ứng dụng lên, bấm thẻ Burn rồi tìm đến file ISO vừa tải về, bấm Open để mở nó lên. Đưa đĩa trắng vào ổ đĩa, bấm nút Burn và chờ để công cụ thực hiện hoàn tất. Sau khi hoàn tất công việc, khay đĩa sẽ tự động được đẩy ra. Sau khi có đĩa, bạn khởi động lại máy tính, đóng khay đĩa để vào boot. Trong màn hình đầu tiên, bấm mục Install Ubuntu để xác nhận việc yêu cầu cài đặt hệ điều hành Ubuntu vào máy tính.

   Chọn Download updates while installing để tải bản cập nhật bổ sung cho hệ điều hành sau khi cài đặt xong, chọn Install 3rd Party Software để cho phép cài bổ sung các phần mềm của hãng thứ 3, chọn Erase and Use The Entire Disk để xóa ổ cứng và tận dụng tài nguyên ổ cứng vào việc hỗ trợ hệ thống hoạt động (tùy chọn này sẽ xóa toàn bộ thông tin trong ổ cứng, kể cả các hệ điều hành hành thành công hệ điều hành mới. Lưu ý là trong trường hợp bạn sử dụng các phiên bản Ubuntu khác, nếu nó yêu cầu cài đặt bổ sung các phần mềm hoặc driver khác, hãy chọn càng ít càng tốt vì điều này sẽ giúp web server chạy nhanh hơn, không bị các phần mềm kia cản trở, ngoài ra còn giúp tránh được sự tấn công của tin tặc trong trường hợp xuất hiện các lỗ hổng trong những phần mềm này. Trong màn hình làm việc của máy tính, vào System > Administration > Update Manager, chọn lệnh Install Updates để công cụ cập nhật các tính năng mới hoặc bản vá bổ sung cho hệ điều hành. Khởi động lại máy một lần nữa.


Thiết lập web server

   Tùy từng trường hợp sử dụng Apache, MySQL hay PHP mà bạn tiến hành việc thiết lập tương tự như đã dùng trên các máy tính nền tảng hệ điều hành Windows. Với người mới bắt đầu sử dụng, bạn vào System > Administration > Synaptic Package Manager, trong cửa sổ mở ra, hãy chọn chương trình muốn dùng. Lưu ý là theo tên gọi của từng file thì apache2 cho Apache, php5 cho PHP, php5-mysql, and mysql-server cho MySQL. Chọn xong, bấm Apply để bắt đầu cài đặt. Tùy theo phiên bản chương trình đã chọn, máy tính sẽ tải nó về và cài đặt tự động. Sau khi cài đặt xong, bạn đặt mật khẩu bảo vệ cho chương trình rồi khởi động lại máy tính để kích hoạt các tính năng.



    Việc bổ sung nội dung thành phần của website, bố cục trang web..., bạn thực hiện theo nhu cầu sử dụng của mình rồi đưa nó lên mạng. Muốn kiểm tra web server, bạn mở trình duyệt web Firefox, trong khung địa chỉ hãy nhập đường dẫn http://127.0.0.1/. Nếu thông báo It works! hiện ra, trang web của bạn đã hoạt động ổn định.


    Hai chương trình Apache và MySQL đều hoạt động ngầm trong máy tính ngay khi vừa khởi động, nghĩa là website sẽ được tự động đưa lên mạng ngay khi máy tính được mở lên. Một lưu ý quan trọng là nếu như máy tính khá yếu, bạn nên giới hạn các tính năng của trang web, trong đó có việc không nên cho phép người dùng đưa file lên lưu trữ hoặc cài quá nhiều hiệu ứng vào website của mình.

Định giá tên miền (domain)

   Tên miền là một lĩnh vực đầu tư tương tự như bất động sản vậy. Đây là hình thức đầu tiên và cũng là hình thức yêu thích nhất của mình để kiếm tiền trên mạng. Với tên miền có một số cách thức kiếm tiền mà nhiều lần mình đã đề cập ở các bài viết về tên miền trên blog này. Nhưng cách chính nhất vẫn là Parking tên miền và buôn bán tên miền.

   

Tại sao chúng ta cần định giá tên miền ?


    Định giá tên miền là bạn dùng các biện pháp nhằm xác định xem giá trị của một tên miền là bao nhiêu. Khi đã định giá được tên miền bạn sẽ có các quyết định mua hay bán phù hợp và từ đó thu được lợi nhuận cao nhất.

   Giả sử: bạn có một tên miền chỉ đáng giá $200 nhưng bạn không biết được giá trị của nó và khi thời cơ đến có người trả giá $300 nhưng bạn từ chối, thế là bạn lỡ mất một món hời.

   Đầu tư tên miền giống đầu tư bất động sản và cũng giống đánh bạc nữa. Khi đánh bạc những con nghiện mù quáng bao giờ cũng bị nướng sạch tiền, người đánh bạc có tư duy họ sẽ kiếm được lời hoặc sẽ bị thiệt hại ít nhất.

Cách định giá tên miền – các căn cứ để định giá tên miền


   Giá trị của tên miền thực ra không một ai hoặc một công cụ nào có thể biết được chính xác giá trị của nó. Nhưng nếu bạn muốn định giá thì bạn cũng có thể ước lượng được một khoảng nào đó. Tuy nhiên, tên miền là một món hàng đặc biệt nên nó có rất nhiều ngoại lệ. Nói về giá cả tên miền tương tự như đồ cổ vậy. Một tên miền là một món hàng duy nhất không có tên thứ hai và khi tìm được người mua thực sự giá của nó rất khó nói.

   Giá của tên miền phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý chủ quan của người mua. Ví dụ: mình có tên miền Porn0.net. Bạn lưu ý “chữ o” phía sau là sô “0″ nhé. Đối với một domainer chuyên nghiệp thì tên này không có giá trị nhưng mình đã bán nó được $200 cho một người dùng cuối (người có hứng thú sử dụng tên miền này)

   Hay một ví dụ khác: Đây là một kinh nghiệm đáng tiếc của mình. Mình tham gia đấu giá tên miền Distance.info. Phiên đấu giá này rất ít người biết nên khả năng chiến thắng khá cao. Tên miền này mình định giá nó từ 2,000 đến 8,000 usd, vì nó là tên miền một từ duy nhất (thuộc dạng Generic). Và căn cứ các giao dịch tên miền .info dạng này quanh thời điểm đó. Lúc đó, vào thời điểm mình không có nhiều tiền mặt trong tài khoản. Mình xác định là chơi một canh bạc, đặt giá 100 $, và thật buồn người chiến thắng là người đặt $101. Mình đã tiếc ngẩn ngơ gần một tuần với tên miền này

Sau đây là một số căn cứ để bạn định giá được tên miền:

1. Kinh nghiệm phán đoán cá nhân: điều này rất quan trọng. Nếu bạn tham gia làm việc nhiều với tên miền thì càng ngày bạn sẽ càng chuyên nghiệp hơn. Lúc đó, bạn nhìn một tên miền bạn có thể phán đoán được tên miền đó đáng giá bao nhiêu. Một số cách để rèn luyện: đọc các tạp chí tên miền (tiếng Việt thì đọc eDomainName.net nhé), thử theo dõi các phiên đấu giá và tự mình cho giá, tham gia mua bán tên miền.

2. Một số công cụ hỗ trợ


   Đây là các công cụ định giá ước lượng trực tuyến người ta lập trình dựa trên việc thu thập các yếu tố liên quan như từ khóa, lượng search, PPC, độ tuổi, các giao dịch liên quan…

   Các công cụ mà bạn có thể tham khảo là
  •     Valuate.com
  •     Estibot.com

Tuy nhiên, các công cụ này chỉ để tham khảo thêm thôi nhé ! Nó có phần không chính xác trong nhiều trường hợp cụ thể nữa.

3. Lượng search từ khóa, PPC

   Bạn có thể dùng công cụ Adword của Google để kiểm tra xem lượng search từ khóa của tên miền đó là bao nhiêu và PPC chi trả cho mỗi click chuột quảng cáo là bao nhiều. Hai yếu tố này mà càng lớn thì tên miền càng có giá trị.

Ví dụ: GameVui.biz thì có giá trị hơn VuiGame.biz

4. Đuôi mở rộng tên miền

    Theo thứ tự .COM .NET .ORG .INFO và đến các đuôi mở rộng khác. Tuy nhiên, cũng có một số giao dịch ngoại lệ vì nó phụ thuộc vào yếu tố số 1.

Ví dụ như: KiemTienTrenMang123.com thì có giá trị hơn là KiemTienTrenMang123.net…

5. Độ tuổi của tên miền

   Tên miền càng lâu năm càng có giá trị.  Mình cực thích các tên miền có tuổi từ 1998, 1999 nhìn nó cổ kính sao sao ấy.

6. Xu hướng phát triển của thị trường

   Ví dụ: Mình có tên miền RPGMakerXP.com đây là tên miền từ khóa trùng cho PRG Maker XP, đây là một loại máy thiết kế game, một thời rất HOT nhưng đến nay đã lỗi thời nên mình vẫn chưa bán được nó và có nguy cơ năm tới cho nó ra rìa, không gia hạn nữa.

   Hiện nay, các tên miền công nghệ đang lên ngôi. Ví dụ: các tên miền như 3DPrinter, Cloud, Social…giao dịch khá nhiều và khá được giá.

7. Các giao dịch liên quan trong thời gian gần.

    Một công cụ tuyệt vời thống kê các giao dịch tên miền trong quá khứ là DNSalePrice.com

   Bạn có thể nhập tên miền muốn giao dịch vào đây và check xem nó đã có giao dịch trong quá khứ hay chưa và các tên miền tương tự có giá như thế nào để từ đó có thể phán đoán được giá trị của một tên miền.

8. Các dịch vụ định giá tên miền

    Các dịch vụ này do các Domainer lập ra và thường thì chúng ta có thể sử dụng chúng khi các tên miền là Generic và khách hàng yêu cầu. Có một số tổ chức của các Broker Domain (nhà môi giới tên miền) có rất nhiều kinh nghiệm nên họ định giá khá chính xác. Tuy nhiên, cũng hơi tốn kém, mỗi lần định giá là mất ít nhất vài chục $.

    Nếu bạn đăng ký tên miền ở Godaddy thì nó có luôn một công cụ định giá miễn phí, mặc dù không chính xác mấy.

   Hoặc nếu bạn Parking tại Sedo thì khi add tên miền ở đây cũng hỗ trợ định giá tự động.

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Các doanh nghiệp trong nước được sử dụng thử máy ảo VPS

Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) vừa tung ra chương trình cho phép khách hàng được dùng thử máy chủ ảo VPS cấu hình cao trong 2 tháng miễn phí, thủ tục đăng ký nhanh gọn.



Theo thống kê mới nhất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cả nước hiện có 520.000 doanh nghiệp với 100% doanh nghiệp có trang tin nội bộ, 90% sử dụng Internet.

Tuy nhiên, tỷ lệ các tổ chức và cá nhân sử dụng tên miền và website mới chỉ đạt khoảng trên 20%. Thực tế này cũng cho thấy tiềm năng của thị trường dịch vụ tên miền, web hosting, email, máy chủ ảo (VPS) tại Việt Nam còn đang rất lớn.

Nắm bắt xu thế này, với lợi thế là nhà cung cấp Internet số 1 tại Việt Nam với dung lượng đường truyền 160Gbps Internet quốc tế, 125Gbps trong nước, VDC đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ cùng việc tung ra hàng loạt chính sách mới hấp dẫn dành cho đại lý.

Đồng thời, nhằm hỗ trợ thiết thực cho khách hàng, riêng với dịch vụ VPS, VDC vừa tung ra chương trình ưu đãi chưa từng có: Khách hàng được dùng thử VPS cấu hình cao trong 2 tháng miễn phí với thủ tục đăng ký nhanh gọn chỉ với 10 phút trong thời gian từ 15/8/2013 đến 15/10/2013.

Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS) là phương pháp phân chia một server vật lý thành nhiều server riêng. Mỗi server là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, chạy hệ điều hành riêng có toàn quyền quản lý và khởi động lại hệ thống.

VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có server riêng có thể quản trị từ xa, cho phep cài đặt phần mềm theo nhu cầu mà không bị hạn chế, có thể xây dựng server web, email, backup dữ liệu hoặc dùng để truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh một cách nhanh chóng, bảo mật.

Doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều đến điện toán đám mây

Kết quả khảo sát được nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây của Mỹ công bố vào ngày 6-11 cho thấy, các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện quan tâm và sẵn sàng tiếp nhận công nghệ điện toán đám mây cao hơn mặt bằng chung của khu vực châu Á Thái Bình Dương.



Điện toán đám mây là xu hướng công nghệ mới cho phép doanh nghiệp có thể không đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) đặt tại trụ sở doanh nghiệp mình như trước đây hoặc thuê ngoài hạ tầng CNTT và truy cập hạ tầng đó qua mạng internet.
Ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng giám đốc VMware Việt Nam, tại buổi công bố khảo sát VMware Cloud Index 2013 cho biết, tỷ lệ quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam đến công nghệ điện toán đám mây cao hơn mặt bằng chung của khu vực, do điện thoại thông minh ngày càng được sử dụng nhiều, khối lượng dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng nhiều… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thấy cần phải thay đổi chất lượng dịch vụ để tạo động lực phát triển, nên cần tìm công nghệ mới để phục vụ phát triển kinh doanh. Doanh nghiệp xem công nghệ điện toán đám mây là một nhu cầu trong kinh doanh chứ không chỉ đơn thuần là cơ sở hạ tầng CNTT, mong CNTT hỗ trợ kinh doanh.
Thêm nữa, hiện kinh phí cho ứng dụng CNTT tại các cơ quan, doanh nghiệp đang bị cắt giảm nên phải chọn những công nghệ điện toán đám mây vì nó cho phép giảm chi phí vận hành, tăng hiệu quả so với những công nghệ cũ.
Ông Quán cho rằng sử dụng công nghệ điện toán đám mây hiệu quả trong đầu tư, tiết kiệm 5- 7 lần so với đầu tư hạ tầng CNTT truyền thống - bởi vì với phương thức ảo hóa (bước đầu tiên trong triển khai điện toán đám mây) giúp tiết kiệm chi phí đầu tư.
Ông Quán ví dụ, với phương thức ảo hóa (tạo ra những máy tính hoặc máy chủ lưu trữ ảo - trên một máy chủ thực có thể tạo thành nhiều máy chủ ảo), Công ty nội dung số VNG chỉ cần đầu tư 200 máy chủ vật lý nhưng vẫn có 2.000 máy chủ ảo để lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, công nghệ ảo hóa còn tiết kiệm được chi phí vận hành, bởi trong môi trường CNTT truyền thống, một nhân lực CNTT quản lý được 50 máy chủ. Nhưng với phương thức ảo hóa thì một người đó có thể quản lý được 500-1.000 máy chủ ảo.
Khảo sát VMware Cloud Index 2013 cho thấy có hơn 80% doanh nghiệp Việt Nam coi điện toán đám mây là ưu tiên hàng đầu trong ứng dụng. Gần 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát coi CNTT là một nhân tố quan trọng tạo nên thay đổi lớn đồng thời là nguồn gốc giá trị kinh doanh của doanh nghiệp.
VMware Cloud Index 2013 được hãng tư vấn Forrester Consulting tiến hành theo tài trợ của VMware. Nghiên cứu đã khảo sát ý kiến của 2.785 người có quyền quyết định trong kinh doanh và CNTT cấp cao tại 10 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, khảo sát này được thực hiện với 265 lãnh đạo CNTT của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngân hàng, viễn thông, giáo dục, chính phủ… Đây là lần đầu tiên Vmware tiến hành khảo sát nghiên cứu này tại Việt Nam.

Điện toán đám mây cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

IBM vừa ra mắt Softlayer tại Việt Nam, nhằm đưa điện toán đám mây đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DN V&N), cho phép triển khai các dịch vụ điện toán đám mây trong thời gian chỉ vài phút.
Khách hàng có thể lựa chọn triển khai đám mây trên các máy chủ vật lý dành riêng, máy chủ ảo (đám mây công cộng), hoặc sử dụng đám mây riêng, đảm bảo tối đa tính riêng tư, an ninh bảo mật và hiệu năng điện toán nói chung.



Ngoài ra, SoftLayer cung cấp cho các nhà phát triển ứng dụng bộ thư viện API (giao diện lập trình ứng dụng) hơn 2.200 phương thức giao tiếp lập trình và hơn 180 lệnh dịch vụ, giúp gia tăng sự linh động trong quản trị và tính tương tác của ứng dụng đối với hạ tầng hệ thống. I

BM Softlayer cũng mang lại cho người dùng khả năng kiểm soát 100% đối với cơ sở hạ tầng vật lý và tính linh hoạt của việc trả tiền theo mức độ sử dụng nhằm quản lý chi phí một cách hiệu quả nhất.

IBM Softlayer phù hợp với các ngành ngành bán lẻ trực tuyến, game trực tuyến, kho dữ liệu âm nhạc, phim ảnh trực tuyến, web hosting…, là nền tảng thuận lợi cho lĩnh vực phát triển ứng dụng di động, như các trò chơi, mạng xã hội, các ứng dụng thương mại điện tử.

Ứng dụng mạng xã hội Tumblr của Yahoo, ứng dụng chia sẻ đánh giá người tiêu dùng Yelp, trang web chia sẻ ảnh Twitpic, ứng dụng chơi game Hothead, trò chơi trên nền di động nổi tiếng Battle Field 4 của nhà phát triển Kuuluu và nhà phát hành Multiplay… cũng phù hợp với dịch vụ điện toán đám mây này.

Điện toán đám mây - liệu có an toàn?

 Điện toán đám mây đang có mặt ở khắp nơi, thâm nhập ngày càng sâu vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Thực tế đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân tạo ra mối quan ngại liên quan đến an ninh CNTT và tính riêng tư.



 Tin tức về những vụ xâm nhập mới vào các hệ thống máy chủ, những vụ rò rỉ dữ liệu từ các trang mạng xã hội, hoạt động tình báo công nghiệp và nhiều sự cố an ninh khác đang làm gia tăng mối quan ngại rằng những sự kiện như vậy có thể xảy ra đối với bạn hoặc công ty của bạn.

Trước thực tế trên, khi nói về mô hình Cơ sở hạ tầng như là một dịch vụ (Infrastructure as a service - IaaS) - một thuật ngữ ngắn gọn để nói về điện toán đám mây (ĐTĐM), nhiều khách hàng cũng muốn biết rõ an ninh môi trường ĐTĐM so với môi trường CNTT truyền thống sẽ như thế nào, liệu có an toàn không. Bài viết của tác giả Lê Trần Nguyên, Kiến trúc sư trưởng ĐTĐM, IBM Việt Nam sẽ trao đổi về vấn đề này.

Môi trường CNTT truyền thống được bảo mật như thế nào?

Hãy lấy ví dụ là một cơ sở hạ tầng CNTT tự phát triển truyền thống của một công ty có quy mô trung bình. Cơ sở hạ tầng này có thể được bảo vệ bởi các phương tiện vật lý, tường lửa, phân vùng mạng, quản lý ID và mật khẩu người dùng một cách phù hợp, quản lý bản vá lỗ hổng an ninh, phát hiện lỗ hổng trong mã phần mềm, đào tạo nâng cao nhận thức về an ninh cho nhân viên…

Việc áp dụng một chính sách an ninh mạnh mẽ, các thông lệ tối ưu trong ngành và các công cụ bảo mật tốt nhất sẽ góp phần tạo ra sự tin tưởng vào một mức độ an ninh CNTT cao.

Ngoài ra, công ty còn có thể đăng ký và nhận được những chứng chỉ như ISO 27002. Các môi trường CNTT truyền thống có thể được bảo mật rất tốt tương ứng với mức độ công sức và tiền bạc mà bạn muốn đầu tư.

 Môi trường ĐTĐM sử dụng cùng một cách tiếp cận về an ninh

Cùng những chính sách, tiêu chuẩn và thông lệ tối ưu về an ninh trên cũng có thể được áp dụng với môi trường điện toán đám mây. Khi bạn coi một giải pháp ĐTĐM như là một bước phát triển của cơ sở hạ tầng CNTT truyền thống và việc ảo hóa các cấu phần trước đây chạy trên các thiết bị phần cứng dành riêng, chắc chắn sẽ có một số thay đổi.

Chẳng hạn, việc cung cấp hoặc xóa bỏ một máy chủ ảo tiêu chuẩn diễn ra nhanh hơn nhiều so với khi thực hiện những công việc đó trên thiết bị phần cứng dành riêng. Nhưng sẽ có những thứ không thay đổi, như chính sách an ninh của công ty.

Câu hỏi liên quan đến cách mà bạn sử dụng các máy chủ ảo: Bạn có muốn xử lý những dữ liệu nhạy cảm hoặc quy trình nghiệp vụ quan trọng trên môi trường ĐTĐM hay không? Bạn có thể! Bạn cần phải đặt ra cùng những câu hỏi về an ninh CNTT, tính riêng tư và tuân thủ quy định mà bạn thường đặt ra với môi trường CNTT truyền thống.

Bạn có thể phải đặt ra thêm một số câu hỏi, như là làm thế nào để chặn đứng khả năng xảy ra của việc xóa trái phép những instance ảo hoặc cách để đảm bảo rằng dữ liệu nhạy cảm từ nhiều nguồn khác nhau được mã hóa và không được trộn lẫn vào nhau.

Những nhân viên IBM giàu kinh nghiệm đảm bảo an ninh môi trường ĐTĐM

Ít nhất môi trường ĐTĐM cũng có thể được đảm bảo an toàn ở mức độ tương đương với môi trường CNTT truyền thống. Nhưng an ninh CNTT cần được đảm bảo bằng cách có những cấp độ thích hợp của các chính sách an ninh CNTT trong cơ sở hạ tầng ĐTĐM và các máy chủ ảo được cung cấp.

Các nhân viên IBM hoạt động như những kiến trúc sư giải pháp an ninh, chuyên gia, nhà phát triển, kiểm thử và chuyên gia kiểm toán công nghệ an ninh để nâng cao mức độ bảo mật của môi trường ĐTĐM so với môi trường CNTT truyền thống.

Họ đã từng vận hành những môi trường CNTT truyền thống của khách hàng và của chính mình trong suốt nhiều thập kỷ qua, có vị thế tốt nhất để đưa kinh nghiệm về an ninh mạng vào trong môi trường ĐTĐM, và thực hiện điều đó một cách thường xuyên, liên tục.

Tại Việt Nam, những doanh nghiệp quan ngại hàng đầu về vấn đề an ninh ĐTĐM như các công ty viễn thông, các tổ chức tài chính-ngân hàng, cũng đang cân nhắc chuyển dịch lên điện toán đám mây.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã lựa chọn các giải pháp điện toán đám mây của IBM để đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực, nâng cao tính linh hoạt trong kinh doanh và tăng cường hiệu năng hoạt động.

VIB cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam ứng dụng xu thế điện toán đám mây trong cải tổ hoạt động kinh doanh. Sau 11 tháng đưa hệ thống mới vào vận hành, VIB đã tiết kiệm được gần 80% chi phí điện năng dành cho cơ sở hạ tầng CNTT, cắt giảm đáng kể chi phí mua bản quyền phần mềm, rút ngắn thời gian triển khai hạ tầng các sản phẩm ngân hàng mới, sáng tạo từ vài tháng xuống còn vài ngày.

ĐTĐM là rất thực tế. Đôi khi, một số quan niệm sai lầm làm cho chúng ta tưởng rằng môi trường ĐTĐM kém an toàn hơn so với môi trường CNTT truyền thống. Vậy, bạn đã hỏi nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM của mình về chính sách an ninh CNTT mà họ đã triển khai cho các giải pháp chưa?

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

VPS hosting

 Khi bạn bắt đầu xây dựng một website, có rất nhiều thứ bạn cần phải quan tâm. Một trong những điều đó là việc phải đắn đo lựa chọn giải pháp hosting nào. Những người mới làm quen thường bắt đầu với những gói dịch vụ giá rẻ, thường có rất ít lựa chọn. Shared hosting là lựa chọn lý tưởng cho những website chưa nổi tiếng. Tuy nhiên, một rủi ro khác lớn hơn hoàn toàn có thể xảy ra là website của bạn sẽ ngốn hết dung lượng sớm. Và thật sự, giải pháp này rất thiếu thông minh nếu bạn đang xây dựng một trang thương mại điện tử, thứ cần đến tài nguyên hosting cao cấp nhất. Trong những trường hợp đó, VPS (Virtual Private Server ) – Máy chủ ảo, có thể là giải pháp phù hợp cho bạn, VPS có hệ thống bảo mật, tính năng và những ưu điểm tốt hơn shared hosting, đương nhiên giá cũng cao hơn một chút.
VPS là gì?
 


Trong VPS hosting, mỗi website được lưu trữ trên một máy chủ ảo, trong một phần cứng mạnh mẽ. Một máy chủ vật lý sẽ được chia thành nhiều ngăn ảo, và phần mềm máy chủ được cài đặt một cách độc lập, điều này giúp mỗi đơn vị VPS được điều khiển một cách độc lập. Do vậy, mặc dù có rất nhiều website được lưu trữ trên một hệ thống máy chủ vật lý, website của bạn là website duy nhất được lưu trữ trên phân vùng ảo đã được phân bổ sẵn, các website khác nằm  trên cùng máy chủ vật lý sẽ không ảnh hưởng đến hiệu suất của website bạn.  Điều này có nghĩa là chỉ phải trả tiền cho đúng nguồn tài nguyên hệ thống bạn sử dụng.

Giống như ở trong một phòng riêng, máy chủ ảo VPS cho bạn khả năng tiếp cận sâu (root access) vào máy chủ y hệt như máy chủ riêng. Về mặt kỹ thuật, website của bạn vẫn nằm trên một máy chủ vật lý và chia sẻ CPU, RAM, băng thông với các website khác. Máy chủ ảo cho bạn khả năng kiểm soát toàn bộ máy chủ và gần như toàn bộ lợi ích của máy chủ riêng đắt đỏ. Bằng cách này, bạn xem như có một máy chủ riêng biệt, nhưng ảo, với một mức giá rẻ hơn nhiều và tăng hiệu suất cao hơn cho website của bạn thay vì sử dụng máy chủ chia sẻ.

Vậy thì sự khác nhau giữa máy chủ chia sẻ và máy chủ riêng là gì?


Máy chủ chia sẻ.
Máy chủ chia sẻ được so sánh như ở trong một căn chung cư, nơi bạn không thể tránh việc những cư dân khác cũng sử dụng những dịch vụ chung như thang máy, hồ bơi, phòng tập thể dục… Bạn chia sẻ tất cả các nguồn tài nguyên với nhau, và khi một ai đó sử dụng quá nhiều, đương nhiên những người còn lại sẽ bị ảnh hưởng, trực tiếp hay gián tiếp.
Ở máy chủ chia sẻ, mỗi website được lưu trữ trên một máy chủ, và những nguồn tài nguyên như CPU, RAM và ổ cứng được chia sẻ. Nếu một website đột nhiên nhận một lượng traffic khổng lồ, hiệu suất của toàn bộ các website khác sẽ bị ảnh hưởng.

Máy chủ riêng.

Máy chủ riêng giống như bạn ở một căn hộ riêng biệt, nơi bạn không phải chia sẻ bất cứ dịch vụ nào với ai khác.
Toàn bộ máy chủ được đặt ở nơi bạn mong muốn và không ai khác được chia sẻ hay can thiệp vào nguồn tài nguyên của bạn. Đây là cách tốt nhất trong 3 loại hosting và bạn chỉ nên sử dụng nó khi nguồn tài nguyên của website bạn quá lớn, không thể lưu trữ trên một máy chủ ảo .

Máy chủ VPS:
Máy chủ VPS là một sự kết hợp giữa chi phí rẻ của shared hosting và sự độc lập của máy chủ riêng. Một máy chủ VPS rẻ hơn rất nhiều so sánh với máy chủ riêng và VPS tốt hơn rất nhiều so với máy chủ chia sẻ.
Không giống như máy chủ chia sẻ, nguồn tài nguyên của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi những người dùng khác. Vì mỗi phân vùng ảo trên máy chủ vật lý lại năm trên một môi trường cô lập khác nhau, trang web của bạn độc lập với những website khác cùng được lưu trữ trên máy chủ vật lý. Do vậy bạn có thể tận hưởng những lợi ích và tính năng của máy chủ riêng với mức giá rẻ hơn nhiều.

Khi nào nên cân nhắc việc chuyển đổi sang sử dụng VPS?


Nếu như website của bạn vẫn có một lượng traffic thấp, bạn có thể tiếp tục hoạt động tốt trên một máy chủ chia sẻ chi phí thấp mà bạn đã dùng từ đầu. Nhưng một khi traffic tăng lên, hầu hết máy chủ chia sẻ không thể đáp ứng được hiệu suất một cách ổn định. Lúc này, khi website phát triển vượt quá khả năng của máy chủ chia sẻ, chính là lúc bạn có thể chuyển lên VPS. Một tín hiệu cho thấy website cần nâng cấp máy chủ chính là website load chậm. Việc load chậm có thể dẫn đến việc website của bạn dễ sập thường xuyên. Nếu bạn để ý thấy tín hiệu này, có nghĩa là máy chủ chia sẻ của bạn không đủ đáp ứng cho website vận hành mượt mà nữa, và cũng không thể theo kịp những cải thiện mới của bạn.

Đôi lúc, bạn sẽ nhận được thông báo từ đơn vị cung cấp máy chủ rằng web của bạn đã sử dụng toàn bộ tài nguyên được cho phép trong tháng. Nếu nhận được thông báo này, đừng chần chừ nữa, hãy chuyển ngay sang VPS vì website đã vượt quá khả năng của máy chủ chia sẻ.

Nếu website của bạn chứa những nội dung đa phương tiện, bạn sẽ cần VPS để xử lý những tín hiệu này. Nói một cách ngắn gọn thì bạn nên chuyển sang VPS khi website đạt được một lượng traffic lớn ổn định.