Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Domain hay – domainhay.com

Nếu “domain hay” là từ khóa tìm kiếm quen thuộc của khách hàng thì tên miền domainhay.com chính là bí quyết thành công của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này.



Vượt qua con số hàng chục triệu liên kết cho từ khóa “domain hay”, “domainhay”... không phải là điều dễ dàng, nhưng đối với domainhay.com, việc đó hoàn toàn có thể. Khả năng trùng khớp với các từ khóa kể trên giúp domainhay.com luôn hiện diện tại top 10 trên các trang tìm kiếm – một vị trí vừa “thách thức” đối thủ, vừa thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng lẫn cộng đồng sử dụng internet. Đối với các tên miền cùng lĩnh vực, domainhay.com cũng thể hiện sự vượt trội bằng ưu thế của domain mang tính đại diện cao, giàu sức gợi. Với những ưu thế này, domainhay.com không khó để có thể chinh phục khách hàng, khiến họ đặt lòng tin tuyệt đối vào domainhay.com như một địa chỉ uy tín, một thương hiệu lớn. Ngoài ra, sự ngắn gọn, dễ nhớ và đuôi miền thương mại “dot com” là các yếu tố quan trọng khác giúp domainhay.com chứng tỏ mình là một tên miền đẹp.

Domain hay – domainhay.com hứa hẹn sẽ mang lại thành công nhiều hơn mong đợi cho doanh nghiệp sở hữu nếu được dùng để xây dựng thành trang thương mại điện tử, siêu thị domain hay hoặc danh bạ các nhà cung cấp domain hay…

Lợi thế tên miền (domain) quốc gia Việt Nam

Tên miền quốc gia Việt Nam ".vn", theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 3166 được Tổ chức liên hợp quốc phân bổ, xác định là chủ quyền quốc gia Việt Nam trên mạng Internet. Trong quá trình hội nhập, tên miền ".vn" đã và đang khẳng định tên tuổi của Việt Nam trên thương trường quốc tế.



Khác với tên miền quốc tế .com, .net. Tên miền Quốc gia Việt Nam “.vn” có những lợi thế sau:

Được pháp luật Việt Nam bảo vệ: Điều 12 - Luật Công nghệ thông tin quy định: Nghiêm cấm việc giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó...

Kỹ thuật tin cậy, an toàn: Hệ thống máy chủ tên miền “.vn” (DNS) quốc gia được giám sát 24/24 giờ với hệ thống dự phòng đảm bảo độ tin cậy, vận hành an toàn, tên miền không bao giờ bị ngừng hay bị " bẻ ghi " sang các trang web có nội dung không mong đợi khác.

Truy vấn nhanh chóng: Tên miền quốc gia “.vn” được quản lý, đảm bảo bởi 07 cụm máy chủ DNS đặt tại các điểm khác nhau trên toàn thế giới (21 điểm tại nước ngoài, 5 điểm trong nước) giúp cho việc truy vấn tên miền “.vn” từ phía người dùng tại Việt Nam và trên khắp thế giới được thực hiện một cách nhanh chóng nhất.

Hạn chế tối đa khi mất liên lạc quốc tế: Sử dụng tên miền”.vn”, lưu trữ tại các máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam, khi mất liên lạc quốc tế như những trường hợp đứt cáp quang biển thì liên lạc và giao dịch Internet trong nước vẫn còn nguyên. Ngược lại sẽ mất toàn bộ liên lạc Internet cả trong nước lẫn quốc tế.

Được Hệ thống trung chuyển Internet trong nước - VNIX của VNNIC phục vụ: Sử dụng tên miền”.vn”, lưu trữ tại các máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam được hệ thống trung chuyển Internet Quốc gia VNIX tự động trung chuyển tất cả lưu lượng Internet trong nước bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất.

Lợi ích tìm kiếm và quảng bá: Hầu hết các chương trình tìm kiếm trên mạng (đặc biệt là google.com.vn) sẽ ưu tiên liệt kê các tên miền có mã quốc gia “.vn” lên trước nhất khi search tại Việt Nam. Ví dụ: Nếu bạn tìm kiếm từ “Vietel” thì chương trình tìm kiếm sẽ đưa ra web có tên miền viettel.com.vn trước.

Chăm sóc, hỗ trợ: VNNIC và các Nhà đăng ký tên miền “.vn” (registrar) luôn sẵn sàng trợ giúp người đăng ký sử dụng giải quyết các vấn đề kỹ thuật cũng như hành chính liên quan đến tên miền “.vn”. Nhắc nhở trước chủ thể sử dụng đóng phí duy trì khi tên miền đến hạn và cho phép tên miền được quá hạn tới tối đa 20 ngày mới xóa chính thức, điều mà không bao giờ có khi dùng tên miền .com; .net.

Đăng ký thuận tiện: Các chủ thể có nhu cầu đều có thể dễ dàng đăng ký tên miền “.vn” thông qua các Nhà đăng ký tên miền ".vn"  của VNNIC tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với thủ tục đăng ký tên miền “.vn” đơn giản, nhanh gọn và dễ dàng cho người đăng ký. Chủ thể có thể đăng ký trực tuyến qua mạng Internet khi sử dụng tài khoản tại Ngân hàng hoặc thẻ tín dụng của mình để nộp phí, lệ phí tên miền.

Những tên miền (Domain) trị giá hàng trăm tỷ đồng

Ước tính đã có hơn 500 tên miền được mua hoặc được bán với giá từ 1 triệu USD trở lên, tương đương với 21 tỷ đồng.



Không có gì bất ngờ khi các tên miền liên quan đến đánh bạc và sex có giá thuộc hàng khủng nhất. Dù vậy, một số tên miền tuy có giá rất cao nhưng trong hợp đồng, bên cạnh tên miền thì còn giao dịch cả các tài sản khác của doanh nghiệp nên không được xếp vào danh sách này. Chẳng hạn như Insure.com từng được mua với giá 16 triệu USD, nhưng đây là cả một công ty đang hoạt động bình thường, có lợi nhuận ổn định. Ngoài ra, cũng cần lưu ý là danh sách chỉ đề cập đến những tên miền được mua lại sau năm 2003 mà thôi.

1. Sex.com
 
Tên miền này đã được ghi vào sách Kỷ lục Guinness với tư cách tên miền đắt giá nhất trong lịch sử. Escom LLC đã bán lại sex.com cho Clover Holdings vào năm 2010 với giá lên tới 13 triệu USD, tương đương 275 tỷ đồng.

2. Fund.com


Clek Media đã đạt được một thỏa thuận mà hiếm người dám tin sẽ trở thành hiện thực: tên miền Fund.com đã được mua lại vào năm 2008 với giá xấp xỉ 10 triệu USD, được thanh toán hoàn toàn bằng tiền mặt.

3. Porn.com


Lại thêm một tên miền người lớn nữa góp mặt trong danh sách. Tại thời điểm 2007, Porn.com chính là vụ giao dịch toàn tiền mặt "khủng" nhất trong lịch sử tên miền. Moniker đã giúp bán tên miền này cho MXN Limited với giá 9.5 triệu USD.

4. Diamond.com



Odimo.com đã chuyển giao quyền sở hữu tên miền này cho Ice.com, một hãng chuyên bán lẻ đồ trang sức trực tuyến, vào năm 2006 với giá chuyển nhượng lên tới 7,5 triệu USD.

5. Slots.com
Như trang TechCrunch từng chỉ ra tại thời điểm vụ giao dịch được tiến hành (năm 2010), mỗi ký tự của tên miền này có giá hơn 1 triệu USD. Cụ thể, Slots.com có giá chuyển nhượng lên tới 5,5 triệu USD.

6. Toys.com

Hãng đồ chơi khổng lồ của Mỹ Toys'R"Us đã chịu chi tới 5,1 triệu USD để sở hữu tên miền đầy quyền lực này, chỉ vài tháng trước khi tên miền Candy.com được mua lại với giá 3 triệu USD.

7. Clothes.com — $4,900,000

Zappos đã chi tới 4,9 triệu USD để có thể sở hữu tên miền Clothes.com vào năm 2008. Giờ đây, cả Zappos lẫn tên miền này đều thuộc quyền sở hữu của đại gia thương mại điện tử Amazon.

8. Medicare.com — $4.8 million

eHealthInsurance.com đã mạnh dạn móc hầu bao tới 4,8 triệu USD để mua tên miền Medicare.com vào tháng 5 vừa qua.

9. IG.com
Đứng thứ 9 trong danh sách là IG.com, một tên miền được NetNames bán lại cho IG Group của Anh với giá 4,7 triệu USD vào tháng 9/2013. Trước đó, tên miền này thuộc sở hữu của công cụ tìm kiếm iG đến từ Brazil.

10. MI.com


Apple của Trung Quốc đã có một thương vụ đình đám hồi tháng Tư vừa qua khi mua lại tên miền MI.com với giá 3,6 triệu USD. Đây là tên miền đắt giá nhất mà một doanh nghiệp Internet Trung Quốc từng mua và Xiaomi dự định sẽ sử dụng MI.com để thương hiệu của hãng trở nên dễ nhớ với người dùng phương Tây hơn.

11. Whisky.com
Tháng 3/1995, Michael Castello đăng ký sở hữu tên miền Whisky.com mà không cần phải bỏ lấy một đồng chi phí. Đến tháng 3 vừa qua, Castello Cities Internet Network đã bán lại tên miền này với giá lên tới 3,1 triệu USD.

12. Sex.xxx

Sex.xxx chính là tên miền có đuôi .xxx đắt nhất từ trước tới nay. Tháng 6 vừa qua, nó được bán với giá 3 triệu USD thông qua ICM Registry.

13. Vodka.com
Cũng có giá 3 triệu USD là tên miền Vodka.com, được mua lại bởi một tỷ phú người Nga, người đã sáng lập ra hãng rượu vodka lớn nhất nước này. Thương vụ được tiến hành vào tháng 12/2006.

14. Candy.com


G&J Holdings đã mua lại tên miền Candy.com với mức giá ngọt ngào 3 triệu USD vào năm 2009.

15. Shopping.de

Unister GmbH đã chi tới 2,858 triệu USD để mua lại tên miền này cùng với một danh mục các website có tiếng khác của Đức như Auto.de, News.de và Kredit.de.

Ngoài ra, còn phải kể đến nhiều tên miền đắt đỏ khác không xuất hiện trong danh sách, vì lý do được bán trước thời điểm năm 2003 hoặc giá bán không chỉ bao gồm tên miền.

Cụ thể, Insurance.com có giá 35.6 triệu USD (2010); VacationRentals.com 35 triệu USD (2007), PrivateJet.com giá 30.1 triệu USD (2012); Internet.com giá 18 triệu USD (2009); Insure.com giá 16 triệu USD (2009); Hotels.com giá khoảng 11 triệu USD; Fb.com giá 8.5 triệu USD (2010)....

Bộ Thông tin-Truyền thông quyết định giá khởi điểm kho số, tên miền (domain)

Quyết định số 38/2014/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 1/7 quy định, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được quyết định giá khởi điểm của mã, số, khối số viễn thông, tên miền Internet trước khi tổ chức đấu giá.



Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xác định những tên miền Internet được đấu giá thông qua việc khảo sát nhu cầu sử dụng tên miền. Giá khởi điểm của tên miền Internet đấu giá sẽ được xác định căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia trả giá, lệ phí đăng ký tên miền Internet theo quy định của Bộ Tài chính.

Giá khởi điểm của mã, số, khối số viễn thông sẽ được xác định căn cứ vào giá trị sử dụng của chúng ở thời điểm đấu giá, phí sử dụng kho số viễn thông phải nộp theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Bên cạnh đó, giá khởi điểm cũng phải tham khảo giá đấu giá thực tế tại Việt Nam và tại các nước có nền kinh tế phát triển tương đồng như Việt Nam; kinh nghiệm quốc tế về xác định giá khởi điểm của mã, số, khối số viễn thông.

Mã, số viễn thông được đấu giá quyền sử dụng là mã, số có trong Quy hoạch kho số viễn thông đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt kế hoạch đấu giá. Bộ này cũng sẽ quy định danh mục mã, số viễn thông cụ thể được đấu giá theo từng thời kỳ căn cứ vào Quy hoạch kho số viễn thông và tình hình thực tế của thị trường viễn thông.

Đặc biệt, việc đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải trả giá cao hơn hoặc tối thiểu bằng mức giá khởi điểm của mã, số, khối số, tên miền Internet do Hội đồng đấu giá xác định. Số tiền thu được sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước và sẽ được ưu tiên để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ viễn thông, phát thanh, truyền hình theo các đề án được Chính phủ phê duyệt.../.

Cách chọn tên miền (domain)

Domain là một thành phần quan trọng của website. Nó là thứ đầu tiên mà mọi người sẽ nhắc đến khi muốn vào website của bạn hoặc muốn nhắc đến bạn. Do đó, chúng ta không thể chọn domain một cách tuỳ ý được. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp bạn cân nhắc khi lựa chọn domain cho mình



#Tên domain cần ngắn gọn


Nói chung khi chọn tên domain, bạn nên chọn càng ngắn càng tốt. Tất nhiên những tên domain chỉ với một chữ như domain.com, chocolate.com có thể trị giá đến hàng triệu Dollars. Nhưng bạn cũng có thể chọn cho mình những domain nào càng ít từ càng tốt.

Ví dụ: Chocolate.com là lựa chọn hàng đầu, ourchocolate.com cũng được cho là domain hay ở thời điểm này. Ourbestchocolate.com cũng còn tạm chấp nhận nhưng ourbestchocolateonline.com thì chẳng có chút giá trị nào.

#Dễ nhớ

Bạn thử hỏi mình xem bạn đã từng xài lựa chọn Bookmark cho một trang web mà bạn vô tình lướt qua và khá thích nội dung bao nhiều lần? chắc cũng không nhiều. Do vậy, người đọc cũng rất ít khi bookmark lại những trang mà họ vô tình lướt qua. Họ chỉ có thói quen nhớ mang máng. Cho nên hãy cố gắng sao cho domain của bạn càng dễ nhớ càng tốt.

Ví dụ: Nstgpn.com là một domain thoả mãn điều kiện ngắn, nhưng nó không hề dễ nhớ cho người dùng. (Nstgpn – Nguyệt San Thế Giới Phụ Nữ)

#Dễ đánh vần
Với những domain thuần tiếng Việt thì bạn không phải lo đến vấn đề này. Nhưng những domain tiếng Anh như izwebz.com thì lại là việc khác. Bởi vì tiếng Anh đọc một kiểu nhưng khi viết lại là kiểu khác. Do vậy nên tránh những từ khó đọc, khó viết và dễ gây nhầm lẫn khi viết.

Ví dụ: ReduceCholesterol.com thì rất dễ gây nhầm lẫn khi viết, mà một khi đã nhầm thì rất có thể họ thay vì vào trang của bạn lại đi sang một trang khác.

# .com là lựa chọn số một
Trên internet hiện giờ có rất nhiều loại domain và chúng thường có mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn phải chọn domain cho mình, tôi khuyên bạn nên chọn domain dạng .com nếu có thể. Nếu domain đó đã bị đăng ký rồi, thì bạn có thể thử những tên khác ví dụ ban đầu tôi định chọn domain cho trang web này là ezweb.com, nhưng trang đó đã bị đăng ký rồi nên tôi đổi thành izwebz.com. Nói chung bạn hãy thử hết những khả năng có thể để được domain dạng .com. Nếu bạn thực sự thích cái tên ban đầu và không muốn thay đổi, thì bạn hãy chọn những tên khác như .net, .info, .org v.v…

Vì sao vậy? lý do chính là thói quen. Hầu hết mọi người khi gõ địa chỉ trang web họ thường gõ tên trang rồi .com. Thậm chí những trình duyệt web phổ biến mặc định Shift-Enter là thêm vào .com ở đằng sau cụm từ bạn gõ. Chính vì thế tên miền dạng .com là rất phổ biến và trở nên thuận miệng khi nói và do đó nó cũng dễ nhớ hơn

#Domain nên có ý nghĩa

Khi chọn tên cho domain, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng những từ mà bạn sẽ chọn sao cho khi đặt tên, những từ đó phải khơi gợi cho người đọc biết rằng trang web của bạn về cái gì mà chưa cần thiết phải vô trang. Ví dụ khi vô tình thấy banner quảng cáo của bạn trên một trang web khác có tên là DesdignTutorials.com và một banner khác cũng có chung nội dung với bạn những domain lại là PhilsDavid.com. Người ta sẽ dễ dàng chọn cái tên nào nghe qua đã biết nó về cái gì.

#Tránh thêm số và dấu gạch ngang “-“ vào domain

Nên tránh domain dạng my-computer-stores.com. Những cái gạch giữa kia làm người ta rất ngại gõ vì nó không tiện tay. Nhưng quan trọng nhất là khi bạn muốn nói trang web này cho một người bạn khác, thì những dấu gạch giữa kia còn khó khăn hơn để nói và siêu khó để nhớ.
ways to pick domain

Bạn cũng nên tranh thêm số vào domain, cũng bởi vì lý do nó không thuân tay khi gõ và dễ gây hiểu lầm khi nói. Ví dụ trang pixel2life.com gõ cũng không thực sự thuận tay, mà đặc biệt khi nói, người nghe có thể nhầm thành pixeltolife.com. Chính vì vậy, bạn nên chọn một domain sao cho nó thuần là chữ và không nên quá dài.

#Tránh những từ đã được đăng ký bản quyền

Tuy tôi nói điều này cuối cùng, nhưng nó cũng không kém phần quan trọng so với những điều trên. Bạn nên tránh sử dụng những từ đã được đăng ký bản quyền (r) hoặc (TM). Bởi vì sau này nếu trang web của bạn thành công và bạn muốn sử dụng tên trang web làm thương hiệu bạn sẽ gặp rắc rối to.

Ví dụ những từ như Photoshop, Illustrator, CorelDraw … đã được đăng ký bản quyền. Do vậy những trang web có chứa những từ này ở tên domain nếu tính về luật là vi phạm luật bản quyền về việc sử dụng tên thương hiệu đã được đăng ký mà không được sự đồng ý.

Trên đây là 7 điều bạn nên cân nhắc khi đặt tên cho trang web của mình. Tất nhiên sẽ có lúc bạn không thể thoả mãn tất cả những điều trên, nhưng bạn ráng sao cho tên domain mà bạn sẽ chọn có càng nhiều những đặc điểm nêu ở trên càng tốt.